TheảiPhòngdẫnđầuthuhútvốnFDItrongthábxh turkeyo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong 8 tháng đầu năm, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,8 tỷ USD, chiếm 33,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc vẫn tiếp tục dẫn đầu trong danh sách đối tác đầu tư. Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,679 tỷ USD, chiếm 11,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Trong 8 tháng đầu năm 2016, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 53 tỉnh thành phố, trong đó Hải Phòng là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất, tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,02 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư. Hà Nội đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,782 tỷ USD, chiếm 12,4%.
Dự án LG Display Hải Phòng, cấp phép ngày 15-4-2016 là dự án có vốn đầu tư lớn nhất với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD do LG Display co.,ltd (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng....
Về tình hình đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN tại Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của các nước ASEAN vào Việt Nam là 2,768 tỷ USD, chiếm 19,27% tổng vốn đầu tư FDI.
Các dự án của các nước khu vực ASEAN đầu tư vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng vốn đạt 1,45 tỷ USD. Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 559 triệu USD.
Singapore là nước dẫn đầu đầu tư với tổng vốn đầu tư 1,675 tỷ USD, chiếm 60,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả khu vực tại Việt Nam. Tiếp theo là Thái Lan (414 triệu USD, chiếm 14,9%); Malaysia (376,7 triệu USD, chiếm 13,6%)…
Liên quan đến quan hệ thương mại, thu hút đầu tư từ khu vực AEC, đại diện Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương cho rằng hiện nay còn nhiều thách thức trong việc tận dụng những cơ hội từ khu vực AEC. Vì thế, Việt Nam cần hỗ trợ tạo lập môi trường, hành lang pháp lý thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và tăng cường thu hút đầu tư trong khuôn khổ ASEAN, phù hợp với ưu tiên chung và tư duy về tầm quan trọng của đối tác này.
Cần rà soát, bổ sung và xây dựng các chính sách pháp luật phù hợp để hoàn thiện khung pháp lý trong nước trên cơ sở hài hòa với các cam kết khu vực về thực thi AEC; chú trọng công tác nghiên cứu, dự báo, xây dựng lộ trình phát triển, quy hoạch chiến lược cho các ngành hàng, mặt hàng mũi nhọn, qua đó định hướng, tư vấn cho các doanh nghiệp để tận dụng tối đa những lợi thế như vị trí địa lý, nguồn nhân lực, v.v. đem lại.
Theo đó, phải gắn cải cách hành chính trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư với việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và AEC nói riêng và một trong những trọng tâm là triển khai cơ chế một cửa quốc gia (tích hợp tất cả các thủ tục XNK vào một đầu mối và điện tử hóa). Trong tương lai, khi doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu sang một nước ASEAN, chỉ cần thông qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, để làm tất cả thủ tục kê khai trên mạng, cấp phép, thông quan.