当前位置:首页 > World Cup > 【đầu số + 1844 là ở đâu】Đồng hành cùng tuổi trẻ khởi nghiệp, lập nghiệp

【đầu số + 1844 là ở đâu】Đồng hành cùng tuổi trẻ khởi nghiệp, lập nghiệp

2025-01-12 22:51:36 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

Năm 2022,Đồnghnhcngtuổitrẻkhởinghiệplậpnghiệđầu số + 1844 là ở đâu Huyện đoàn Châu Thành quan tâm triển khai những hoạt động tích cực hỗ trợ khởi nghiệp, lập nghiệp trong đoàn viên, thanh niên, phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để tìm mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.

Mô hình “Hướng nghiệp tương lai” duy trì những năm tiếp theo sau khi ra mắt.

Khơi dậy khát vọng tuổi trẻ

Hỗ trợ đoàn viên, thanh niên tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những hoạt động khích lệ khởi nghiệp được Huyện đoàn Châu Thành quan tâm thực hiện nhiều năm nay. Tiếp cận với nguồn vốn vay đã giúp đoàn viên, thanh niên đầu tư phát triển mô hình kinh tế của mình.

Anh Phạm Vạn Phát, ở ấp Thạnh Thuận, xã Đông Thạnh, được  tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển mô hình kinh tế trong năm 2022. Anh Phát chia sẻ: “Tôi đã trồng chanh được 9 năm rồi. Năm nay vườn chanh có nhiều cây bị cằn cỗi, không đạt năng suất nên cần cải tạo lại. Tôi được tiếp cận vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội qua tổ chức đoàn. Với nguồn vốn vay 80 triệu đồng tôi trồng lại những cây chanh đã cằn cỗi, làm hệ thống tưới tự động,...”. Anh Phát trồng 6 công chanh và có xen một số loại cây khác cho năng suất bình quân từ 17-20 tấn chanh/năm, nếu giá cả ổn định thu nhập trên dưới 200 triệu đồng/năm.

Anh Huỳnh Quốc Việt, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Đông Thạnh, cho biết: “Năm 2022, xã có 3 đoàn viên được tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển mô hình kinh tế trồng chanh, mít, nuôi bò thịt. Mô hình của anh Phát là một trong những mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả, dễ nhân rộng. Anh trồng chanh xen mít, xen dâu tằm và làm máy ấp trứng để bán. Ngoài hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay, chúng tôi còn tăng cường lồng ghép chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế, khởi nghiệp giữa các đoàn viên, cho đoàn viên tham quan thực tế mô hình. Đa số đoàn viên có khát vọng khởi nghiệp, lập nghiệp, tư duy nhạy bén nhờ vậy tìm ra những mô hình kinh tế mới, hiệu quả”.

Còn Đoàn Thanh niên xã Đông Phú và thị trấn Mái Dầm đã phối hợp với Đoàn cơ sở Ban quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1, xây dựng mô hình “Hướng nghiệp tương lai” để khơi nguồn khởi nghiệp, lập nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên. Đây là mô hình hướng nghiệp mới, được đánh giá đem lại hiệu quả tốt của Huyện đoàn Châu Thành.

Chị Võ Như Ngọc, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Đông Phú, cho biết: “Thực hiện mô hình, chúng tôi đã giới thiệu hoạt động nhà máy, nhu cầu tuyển dụng của nhà máy, cho đoàn viên tham quan tìm hiểu thực tế, tạo cơ hội việc làm, nghề nghiệp cho đoàn viên, định hướng nghề nghiệp cho đoàn viên là học sinh. Chúng tôi tâm đắc với mô hình này và sẽ tiếp tục duy trì tổ chức trong những năm tiếp theo”.

Tiếp tục đồng hành cùng đoàn viên, thanh niên

Địa phương có khu công nghiệp nên việc hướng nghiệp cho đoàn viên, thanh niên cũng tập trung vào thế mạnh đặc trưng này song song với việc khuyến khích phát triển mô hình kinh tế khác. Theo chị Ngọc: “Đoàn viên của xã cũng phát triển các mô hình nuôi cá, nuôi ếch, trồng mai từ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội. Song còn nhiều khó khăn để phát triển, khởi nghiệp thành công, nhất là nguồn vốn chưa được nhiều, chưa rộng khắp, chưa có kinh nghiệm. Để xây dựng được những mô hình kinh tế chủ lực gia đình đoàn viên cần được vay vốn nhiều hơn. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện liên kết giữa các đoàn viên đã có kinh nghiệm làm mô hình trước và thành công chia sẻ kinh nghiệm cho những đoàn viên mới làm để hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm lẫn nhau cùng nhau khởi nghiệp, lập nghiệp”.

Năm nay, Huyện đoàn Châu Thành đã giới thiệu hàng chục đoàn viên, thanh niên tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển mô hình kinh tế với tổng vốn vay trên 1,7 tỉ đồng. Theo anh Nguyễn Hữu Nghị, Bí thư Huyện đoàn Châu Thành: “Đoàn viên vay vốn tập chung phát triển nhiều là các mô hình trồng chanh, trồng mít. Một số mô hình kinh tế khác cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao như nuôi cá tai tượng da beo, nuôi ếch, nuôi dế,... nhưng khó nhân rộng. Đoàn viên thanh niên có nhu cầu vốn vay rất lớn nhưng số đoàn viên tiếp cận được còn ít và mức vay cho mỗi đoàn viên xây dựng mô hình còn thấp. Một số đoàn viên thanh niên khi tiếp cận nguồn vốn vay chưa phát huy được hiệu quả hoặc còn ngần ngại, sợ thất bại, có ý tưởng nhưng chưa mạnh dạn làm là rào cản trong khởi nghiệp”.

Trước những trăn trở này, Huyện đoàn Châu Thành tiếp tục đồng hành để đoàn viên, thanh niên tiếp cận nguồn vốn vay, tiếp cận kỹ thuật, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm để tìm được hướng đi, mô hình kinh tế hiệu quả ổn định và phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào sự phát triển của địa phương.

Bài, ảnh: HỒNG DIỄM

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读