游客发表
发帖时间:2025-01-25 11:30:45
Sáng 24/8,êmvàinămđượckhôkết quả trận rosenborg nghe tin qua mạng, tôi đến sớm. Thấy anh Tường đang ngồi ở “hành lang long não” Gác Trịnh, tầng hai khu chung cư Nguyễn Trường Tộ. (chỗ ở cũ của vợ chồng Tường- Dạ. sau khi vợ chồng vô Sài Gòn thì Tạp chí Sông Hương và anh em văn nghệ sĩ Huế đã biến thành Gác Trịnh, nơi trưng bày những tranh ảnh và những kỷ vật về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, vì đây cũng là nơi Trịnh Công Sơn đã từng ở sau đó giao lại cho Tường-Dạ).
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường |
Gặp nhau anh Tường vui vẻ bắt tay, nói chuyện rất sôi nổi. Anh bảo: "Về Huế anh thấy vui hơn, khỏe hơn”. Rồi bạn bè văn nghệ tiếp tục đến thăm: Nguyễn Khoa Điềm, Nhất Lâm, Mai Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Tô Nhuận Vỹ… Anh Tường sôi nổi nói chuyện cùng tôi như hồi còn ở Huế. Anh nói khó nghe lắm. Tôi phải ghé sát vào anh mà nghe câu được câu chăng. Tôi nghe loáng thoáng như anh đang nói về các tướng tài người Quảng Bình. Anh chém gió bảo: "Gặp Ngô Minh , mình lại nhớ Quảng Bình nhiều tướng tài đã làm nên diện mạo lịch sử đất nước này như Nguyễn Hữu Cảnh, Võ Nguyên Giáp, Đồng Sỹ Nguyên…”.
Hôm sau Hoàng Phủ Ngọc Tường- Lâm Thị Mỹ Dạ lại được hai con gái đưa ra đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu uống cà phê với các nhà văn Võ Quê, Tô Nhuận Vỹ, Ngô Minh, Nguyễn Đắc Xuân, bác sĩ Dương Đình Châu, nhà báo Thanh Tùng… Rồi lên thăm vườn An hiên của bà Tùng Chi… Được ngồi bên Sông Hương anh vui lắm.
Ngày 28/8, tôi đang ở Tân Kỳ, Nghệ An giỗ ông ngoại mấy cháu thì nhà văn Tô Nhuận Vỹ điện thoại: "Hoàng Phủ… đi cấp cứu rồi-Tai biến. Huyết áp lên trên 200, giờ đang nguy kịch! Hiện đang cấp cứu ở bệnh viện Đaị học Y Dược Huế....”. Tôi nghe tin mà bàng hoàng. Vội vàng về Vinh để lên tàu về Huế. Sao lại nhanh vậy? Về Huế tôi hỏi thăm mới biết, anh Tường bị tái phát tai biến, huyết áp tăng, sốt cao, đang hôn mê…
Tôi nhớ, trước Tết Nhâm Thìn ( 2011) một tháng, vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ nhắn tin chào anh em văn nghệ sĩ Huế để vào Sài Gòn ăn Tết với con gái và hai cháu ngoại. Tôi đang nằm bệnh viện Trung ương Huế vì bệnh “thoát vị đĩa đệm” đau nhức nhối, vẫn nhắc ra phố đi xe thồ về để tiễn anh Hoàng Phủ và Lâm Mỹ Dạ, người bạn thân thiết của tôi từ hồi trường huyện. Ngồi trên xe taxi, nhà bút ký nổi tiếng nhất nhì Việt Nam Hoàng Phủ Ngọc Tường thò tay ra cửa xe bắt tay tôi thật chặt rồi rưng rưng bảo : "Vào ăn Tết Nhâm Thìn với con cháu xong là ra Huế liền. Mình mà xa Huế lâu không chịu được mô...".
Nhưng sau đó, anh Nguyễn Đình Vụ, su gia với gia đình Tường-Dạ ở Huế tìm đến nhà tôi, bảo rằng anh Tường-chị Dạ sẽ ở lại định cư ở Sài Gòn để sống gần con cháu vì tuổi già, sống ở Huế không ai chăm sóc hàng ngày. “Mà hai vợ chồng bây giờ đều là người bệnh, đau yếu triền miên. Mỹ Dạ ốm đau nhiều bệnh lắm. Là su gia thân thiết, vợ chồng tôi cũng buồn lắm”.
Nghe anh Vụ nói, tôi bỗng bâng khuâng. Gia đình tôi và gia đình Tường-Dạ quen thân nhau mấy chục năm nay ở Huế. Do anh Tường đau nằm một chỗ nên Mùng Một Tết nào vợ chồng tôi cũng lên dốc Bến Ngự thăm anh trước, để cho anh vui thêm chút đỉnh. Ở Huế, vài ba ngày tôi lại ghé lên ngồi với anh Tường vài chục phút, nghe anh nói phều phào “chuyện ngày xưa”.
Hồi nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo còn ở Huế, anh Tường chưa bị bệnh, Tường- Tạo- và tôi là bộ ba văn nghệ ở quanh chợ Bến Ngự. Nên chúng tôi gọi vui là “Chi hội Nhà văn Bến Ngự”. Ngày nào cũng gặp nhau ở lò rượu Hiếu cạnh nhà thờ Phủ Cam, hay chiều nào cũng ngồi quán cóc nhâm nhi rượu, với hột lạc rang... Nay, Hoàng Phủ - Mỹ Dạ ở hẳn ở Sài Gòn, xa ngái thế mần răng gặp nhau được. Tôi nhắn tin ra cho Nguyễn Trọng Tạo ở Hà Nội: "Hoàng Phủ đã vào sống hẳn ở Sài Gòn rồi !”. Tạo nhắn lại: "Buồn nhỉ ?”
Huế là nguồn cảm hứng vô tận của văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bút ký, thơ Hoàng Phủ không nêu cụ thể địa danh Huế vẫn nồng đậm chất quyến rũ của Huế. Chỉ đọc qua tên các tác phẩm đã xuất bản của Hoàng Phủ, cũng đã thấy “rất Huế”, "rất Mệ". Đọc tập bút ký “Lời tạ từ gửi một dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường mà buồn. Bởi đây là lời chia tay, là tập sách cuối cùng sau gần 20 tập thơ và bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường gửi đến bạn đọc. Trong 20 tập sách ấy, có đến 16 cuốn anh viết và in sau khi bị bạo bệnh ở Đà Nẵng, phải nằm một chỗ, ngồi xe lăn từ tháng 6 năm 1998 đến nay, 17 năm trời. Thế mới biết cái trữ lượng Huế trong anh giàu có như thế nào. Bởi thế nên anh đã gọi đời văn của mình là một dòng sông - Lời tạ từ gửi một dòng sông .
Tronglời đề từ cuốn sách, nhà văn viết: “Cuốn sách nhỏ này có thể xem là lời tạ từ của tác giả gửi một dòng sông và dòng chảy của nó xuyên qua mọi bờ bến. Quả là tập bút ký này có hay có dở nhưng cuối cùng là tâm huyết của tôi gửi lại cho bạn đọc.” Cứ như là anh đang tạ từ Sông Hương, dòng sông đã cho anh bút ký nổi tiếng Ai đã đặt tên cho dòng sông. Dòng sông đã chảy suốt đời văn và đời người của Hoàng Phủ .
Anh chiêm nghiệm: “Như một người đã chiêm nghiệm trong im lặng và trong sương khói chỉ để giữ lại những nét đẹp sâu thẳm của thiên nhiên, từ dưới đáy kinh nghiệm của một đời cầm bút, tôi đã không ngần ngại gửi tâm hồn mình vào tác phẩm, vẽ lại đời mình bằng màu nước của dòng sông, nó xanh biếc và yên tĩnh như một lẽ vĩnh hằng trong cảnh vật cố đô.”
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường- Lâm Thị Mỹ Dạ có 2 người con gái: Cô chị là Hoàng Dạ Thư ( lúc nhỏ gọi là Bê Líp), hiện công tác tại Nhà xuất bản TRẺ TP HCM, đã có hai cháu, một trai một gái. Gia đình định cư ở TP Hồ Chí Minh. Còn cô út là cháu Hoàng Dạ Thi (Bê Lim, làm thơ, viết văn) thì lấy chồng Việt Kiều, định cư tại Mỹ. Hai cháu thương nhớ ba mẹ, muốn chăm sóc ba mẹ lắm, nhưng một năm vào kỳ phép hoặc nghỉ Tết mới được ra Huế ở với ba mẹ một tuần. Nên hai cháu đã có kế hoạch đưa ba mẹ vào Sài Gòn, bán nhà, đất ở Huế, lấy tiền mua một căn hộ chung cư cạnh nhà mình để hàng ngày chăm sóc tuổi già cho ba mẹ.
Ở Nam Bộ , do khí hậu tốt nên tuổi già không bao giờ bị các bệnh liên quan đến sự thay đổi khí hậu như khớp, cảm cúm... Hơn nữa, ở Sài Gòn, còn có gia đình anh Hoàng Phủ Ngọc Phan, em trai anh Tường. Rồi bao nhiêu bạn văn thân thiết như Nguyễn Quang Lập, Hà Nhật, Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quân,... Hơn nữa Hoàng Phủ đã có “Lời tạ từ...” với văn chương , không viết nữa. Nên cuối đời Hoàng Phủ- Mỹ Dạ vào Sài Gòn coi như để “đoàn tụ gia đình” là rất hợp lý.
Hồi tháng 8, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo vô Sài Gòn có ghé thăm anh Tường. Anh Tạo cho biết, anh Tường đang hoàn chỉnh cuốn hồi ký của mình, không biết có đúng không. Vì hồi anh ở Huế, có lần tôi hỏi: "Sao anh không viết hồi ký. Cuộc đời anh ly kỳ thế, ngày chuyện đã từng gặp và nói chuyện 17 nguyên thủ quốc gia trên thế giới (ở Việt Nam, Hoàng Phủ đã trò chuyện với Tổng Bí thư Đỗ Mười và thời trẻ nói chuyện với Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm), cũng đủ để viết một cuốn sách dày…”. Anh cười bảo: "Bút ký của mình chính là hồi ký của mình đấy”. Hơn nữa anh đã nói: Lời tạ từ một dòng sôngtừ 5 năm trước.
Khi tôi ngồi viết những dòng này, chiều 2/9/2015, anh Tường vẫn mê man trong hôn mê. Nói chuyện với nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan, được biết, anh Tường sốt cao. Tiêm thuốc, có giảm sốt. Không tiêm lại sốt cao. Bây giờ chỉ duy trì cuộc sống thực vật vậy thôi anh. Các bác sỹ bảo phải mua một loại thuộc gì đó một ống một triệu rưỡi, tiêm để duy trì sự sống. Anh Phan đã liên hệ với UBND Thành phố Huế để mua đất mộ. Công ty Công trình đô thị Huế đã phân cho 4 lô (mỗi lô 9 mét vuông) ở nghĩa trang phía Bắc. Anh Tô Nhuận Vỹ bảo tôi: "Ngô Mình lo cho cái ảnh ông Tường, để cơ sự xảy ra có ảnh mà thờ…”.
Chao ôi, nói chuyện hậu sự cho nhà văn danh tiếng Hoàng Phủ Ngọc Tường mà buồn thấm gan ruột! Cháu Hoàng Dạ Thi, người làm thơ, viết văn nổi tiếng từ nhỏ, nay sang làm việc cho một công ty bảo hiểm ở Mỹ, thời gian hết phép là ngày 30/8. Nếu không đúng phép, chắc chắn sẽ bị sa thải. Tôi đang ngồi nói chuyện với anh Hoàng Phủ Ngọc Phan thì cháu đi phố về, hớn hở bảo: "Cháu đã xin công ty, họ cho nghỉ đến 15 tháng”. May quá.
Trước nỗi buồn lớn, con gái Hoàng Dạ Thư hôm qua cũng đã làm bài thơ "Cho con thêm vài năm”:
Cho con thêm vài năm
Để mỗi sáng được đẩy ba xuống uống ngụm trà nhìn người qua lại
Để được thấy mắt ba hiền từ cúi trên trang báo
Vẫy tay khi con xách túi chợ về
Cho con thêm vài năm
Hơn bốn mươi nhưng con vẫn yếu đuối trước cuộc đời
Nước mắt vẫn trào mỗi lần chỉ mới nghĩ về mất mát
Vài năm - con có đủ mạnh mẽ hơn không?
Cho con thêm vài năm
Để hai cháu lớn thêm thành bờ vai vững chãi
Đủ cho con dựa vào mỗi lúc khổ đau
Cho con thêm vài năm
Có ba quờ tay đắp tấm chăn trên ngực mẹ
Khi đêm về
Để căn nhà đỡ cô quạnh
Dáng mẹ lui hui một mình
Cho con thêm vài năm
Được không ba?
Đọc bài thơ của cháu mà tê tái lòng! Hay số phận đưa anh ra Huế để vĩnh viễn nằm lại với Huế, nơi đã sinh ra nhân cách Hoàng Phủ Ngọc Tường, văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường ? Nói cách khác, sông Huế, núi Huế, những con đường Huế, những vườn cây Huế… đã gọi Hoàng Phủ về? Nghĩ thế, nhưng tôi vẫn tin Hoàng Phủ sẽ thoát khỏi bạo bệnh, như những lần trước…
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接