Bên cạnh những tác động tích cực đến kinh tế xã hội,ởrộngưuđãithuếCânnhắctínhhợplývàhiệuquảlich.bong.da.hom.nay các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế khi áp dụng ngày một nhiều cũng đã có những bất cập, hạn chế nhất định. Xung quanh vấn đề này, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai, Ủy viên thường trực Ủy ban ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội. PV: Những năm gần đây, chính sách thuế của chúng ta đang có xu hướng dần mở rộng ưu đãi cho rất nhiều đối tượng, lĩnh vực như ưu đãi cho doanh nghiệp (DN) theo quy mô, theo lĩnh vực đầu tư, theo địa bàn đầu tư… Bà có ý kiến thế nào về việc chính sách ưu đãi thuế được mở rộng như vậy?
Có những giai đoạn chúng ta cần khuyến khích đầu tư, chung sức với DN để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng trong những thời điểm ngân sách khó khăn, cần cân đối hợp lý, chúng ta phải cân nhắc để lĩnh vực, đối tượng hỗ trợ đảm bảo phù hợp với nguồn lực. PV: Một số ý kiến cho rằng việc hỗ trợ thuế cho DN trên diện rộng khó có tác dụng nhiều khi mà mức hỗ trợ không thể cao do nguồn lực có hạn, trong khi những vấn đề khó khăn chính của DN là về cơ hội đầu tư, về cơ chế, thủ tục? - Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai: Đúng là rất khó để nói mức hỗ trợ thế nào là cao hay thấp vì còn tuỳ thuộc góc nhìn. Tuy nhiên, tôi rất chia sẻ quan điểm DN Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhưng khó khăn hơn cả không phải là vấn đề về thuế. Các DN kỳ vọng nhiều hơn sự hỗ trợ của Nhà nước trong những vấn đề liên quan đến cơ hội đầu tư, xúc tiến thương mại, mặt bằng sản xuất, hỗ trợ công nghệ, chính sách tín dụng, nhân lực. Trong lĩnh vực thuế, rất nhiều năm nay chúng ta đã thực hiện ưu đãi và so với các nước thời hạn ưu đãi của chúng ta khá dài. Mặc dù hỗ trợ về thuế cũng rất tốt vì nó đem lại sự động viên cho DN, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, điều cần thiết là chúng ta phải lựa chọn những chính sách hợp lý nhất. Theo tôi, việc lựa chọn các đối tượng, lĩnh vực được miễn giảm thuế cần có sự thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng để làm sao vừa đúng, vừa trúng, tránh sự lạm dụng. Chẳng hạn, chúng ta quy định miễn thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), nhưng hiện nay số lượng các DNNVV rất lớn. Nếu miễn giảm thuế mà đối tượng thụ hưởng quá rộng thì hiệu quả không cao. Khi đó, thuế suất ưu đãi trở thành đại trà, không còn tính chất động viên nhiều, đây là điểm mà các cơ quan phải hết sức cân nhắc. Thời điểm hiện nay, ngân sách nhà nước đang rất khó khăn, chưa bao giờ những người làm ngân sách thấm thía câu “giật gấu vá vai” như vậy, chúng ta phải lấy từ chỗ này bù đắp những chỗ khác. Mặc dù vậy, Quốc hội, Chính phủ đã cố gắng hết sức để hỗ trợ cho các DN. PV: Một bất cập nữa cũng được nhắc đến nhiều năm nay là các chính sách xã hội của chúng ta khi ban hành thường được lồng ghép các chính sách thuế vào nội dung ưu đãi, hỗ trợ. Theo bà, chúng ta có nên tách bạch giữa chính sách thuế và việc ưu đãi, hỗ trợ? - Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai: Thực ra bản chất của thuế là trung lập, nó không nên gắn quá nhiều với các chính sách xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta có những đặc thù về mặt thể chế, trong nhiều trường hợp chúng ta vẫn lồng ghép các chính sách xã hội với chính sách thuế. Tuy nhiên về mặt lâu dài, điều đó cũng cần khắc phục để đảm bảo sự phù hợp với thông lệ quốc tế. Chúng ta nên hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong chính sách thuế. Trong trường hợp cần thiết phải giải quyết vấn đề mang tính xã hội thì nên áp dụng chính sách chi ngân sách trực tiếp thay vì miễn giảm thuế. Điều này sẽ minh bạch, đơn giản hơn trong tổ chức thực hiện. Do đó, khi chúng ta xây dựng, thông qua các chính sách liên quan đến miễn giảm thuế cũng có cân nhắc để đảm bảo tính hợp lý. PV: Xin cảm ơn bà! H.Y (thực hiện) |