【tin juventus】Hiệu quả các giải pháp tạo thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu
EVFTA là yếu tố thuận lợi giúp thủy sản xuất khẩu sang EU thêm khởi sắc | |
Khảo sát để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu | |
Tạo thuận lợi quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử |
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Cục Hải quan Lào Cai) giám sát phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành. Ảnh: T.Bình |
Kịp thời tháo gỡ vướng mắc
Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của Tổng cục Hải quan (ngày 6/7), Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn phân tích, với sự chủ động trong nắm bắt, phân tích, đánh giá tình hình, ngành Hải quan kịp thời có những giải pháp vừa tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan. Điều này góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Cục Hải quan Bắc Ninh là đơn vị có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trong tổng số 35 cục hải quan địa phương trên cả nước với tổng kim ngạch đạt 86,84 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái. 5 đơn vị ở vị trí tiếp theo gồm: Cục Hải quan TPHCM đạt 71,49 tỷ USD, tăng 11,9%; Cục Hải quan Hải Phòng đạt 51,91 tỷ USD, tăng 18,4%; Cục Hải quan Hà Nội đạt 31,68 tỷ USD, tăng 36,6%; Cục Hải quan Bình Dương đạt 26,56 tỷ USD, giảm 2%; Cục Hải quan Đồng Nai đạt 21,93 tỷ USD, tăng 11%. (Nguồn: Tổng cục Hải quan) |
Thực tế, trước những khó khăn của doanh nghiệp do dịch bệnh và chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc (đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam) và xung đột Nga-Ukraine, ngành Hải quan đã kịp thời thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp.
Cụ thể, những tháng đầu năm 2022, với chiến lược “zero-Covid”, Trung Quốc liên tục dừng thông quan tại tất cả các cửa khẩu, lối mở biên giới dẫn đến tình trạng hàng hóa ùn tắc tại cửa khẩu biên giới phía Bắc. Trước tình hình đó, Tổng cục Hải quan đã thành lập Tổ công tác hỗ trợ giải quyết vướng mắc về thủ tục hải quan để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa.
Đồng thời chỉ đạo các chi cục liên quan tăng thời gian làm việc hàng ngày từ 8 giờ lên 10 giờ, bố trí ca trực để làm việc ngoài giờ hành chính, thực hiện thủ tục hải quan 24/7.
Cùng với đó là xây dựng và vận hành Hệ thống cảnh báo chống ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ triển khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Ban hành công văn hướng dẫn về thủ tục gia hạn thời gian quá cảnh hàng hóa do dịch bệnh Covid làm ách tắc tại cửa khẩu xuất và về chuyển tiêu thụ nội địa, gia hạn thời gian lưu giữ đối với hàng hóa quá cảnh.
Mặt khác, Tổng cục Hải quan trao đổi Công hàm với Tổng cục Hải quan Trung Quốc về các giải pháp tạo điều kiện thông quan hàng hóa. Theo đó, hai bên nhất trí sẵn sàng tăng cường hợp tác xây dựng “Hải quan thông minh, biên giới thông minh, thông quan thông minh” (3 thông minh), sớm hoàn thành việc đàm phán Hiệp định hợp tác, hỗ trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan…
Ngoài những nội dung phát sinh có tính chất thời điểm nêu trên, những tháng qua, ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh các chương trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan có tính chất dài hơi để tạo thuận lợi thương mại, giảm thời gian thông quan hàng hóa. Điển hình như: trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 (theo Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022); xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về cải cách hành chính, đồng thời nghiêm túc triển khai các kế hoạch, chỉ thị tới các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục; hiện đại hóa trang thiết bị kiểm tra, giám sát hải quan; nâng cao hiệu quả thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, tăng cương cung cấp dịch vụ công trực tuyến…
Hiệu quả từ chủ trương đến hành động
Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt từ lãnh đạo Tổng cục, tinh thần cải cách, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp đã lan tỏa xuống cơ sở để đưa chủ trương, chính sách vào cuộc sống.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn Nguyễn Hữu Vượng chia sẻ, trước chính sách “Zero-Covid” của Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn gặp nhiều khó khăn. Để đồng hành cùng doanh nghiệp, Cục Hải quan Lạng Sơn, nhất là các chi cục như: Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Chi cục Hải quan Tân Thanh thường xuyên làm việc ngoài giờ để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thông quan hàng hóa.
Tương tự, hoạt động xuất nhập khẩu tại Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng và cả tuyến biên giới phía Bắc cũng trong tình trạng tạm dừng thông quan dài ngày hoặc hoạt động nhỏ giọt. Trước tình hình đó, các đơn vị hải quan cơ sở vừa thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Ngành vừa tham mưu cho chính quyền các địa phương trong thực hiện các giải pháp để sớm khơi thông hoạt động xuất nhập khẩu bình thường, ổn định.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai Dương Xuân Sinh cho biết, để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, trong đó có mặt hàng nông sản xuất khẩu, những năm qua, Cục Hải quan Lào Cai đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, đồng hành, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt với hàng nông sản xuất khẩu dễ hư hỏng, cần được bảo quan trong điều kiện đặc biệt, cơ quan Hải quan luôn ưu tiên thực hiện thủ tục để thông quan hàng hóa nhanh chóng…
Cùng chung nhịp điệu tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, các cục hải quan địa phương cả nước nói chung tùy điều kiện, tình hình thực tế đã có những giải pháp cụ thể.
“Cục Hải quan Hải Phòng chủ động nghiên cứu, đề xuất hướng dẫn và đồng hành, phối hợp với doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn thực hiện các giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, khắc phục khó khăn liên quan đến điều kiện về giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất quy định tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Qua đó 100% doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn đã đáp ứng đầu đủ yêu cầu, quy định tại Nghị định 18”, Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Duy Ngọc chia sẻ về một trong những giải pháp cụ thể của đơn vị.
Với các giải pháp tạo thuận lợi của ngành Hải quan và các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, năm 2022, dự báo quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ đạt con số kỷ lục hơn 740 tỷ USD.
Ông Nguyễn Như Hoạt, Trưởng phòng XNK, Công ty Yazaki Hải Phòng Việt Nam: “Quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh, Công ty luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện của các ngành chức năng. Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Công ty nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, hiệu quả của cơ quan Hải quan. Là doanh nghiệp ưu tiên nên việc thông quan hàng hóa diễn ra thuận lợi, trường hợp có phát sinh trong quá trình làm thủ tục, Công ty trực tiếp trao đổi với Chi cục Hải quan quản lý Khu chế xuất (KCX) và KCN Hải Phòng và được xử lý kịp thời. Việc trao đổi thẳng thắn, cởi mở, hiệu quả đúng như tinh thần cơ quan Hải quan xem doanh nghiệp là đối tác”. |
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/320c799442.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。