【kq cremonese】Thực thi Luật Xử lý vi phạm hành chính: Nhiều bất cập, chưa thật sự hiệu quả

时间:2025-01-10 11:29:29 来源:88Point

thuc thi luat xu ly vi pham hanh chinh nhieu bat cap chua that su hieu qua

Luật XLVPHC đã khẳng định vai trò trong đời sống kinh tế, chính trị, pháp lý của đất nước. Ảnh: S.T.

Bộc lộ hạn chế

Theo ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Luật XLVPHC ra đời, với những quy định đảm bảo tính công khai, minh bạch của Luật và các văn bản hướng dẫn, các hành vi vi phạm đã được quy định cụ thể, rõ ràng, giúp cho các cá nhân, tổ chức hiểu rõ hơn về những hành vi vi phạm hành chính, từ đó có những hành vi ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật.

Luật XLVPHC đã khẳng định vai trò trong đời sống kinh tế, chính trị, pháp lý của đất nước; là một trong những đạo luật được áp dụng nhiều nhất trong thực tiễn đời sống, thông qua số lượng việc XLVP hành chính rất lớn. Ngoài Luật XLVPHC, đã có cả hệ thống pháp luật đồ sộ về XLVPHC được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, hoàn thiện khung khổ pháp luật trong lĩnh vực này.

Sau 5 năm, bộ máy cán bộ làm công tác XLVPHC bước đầu hình thành từ trung ương đến địa phương. Việc quán triệt, phổ biến, triển khai thi hành luật được thực hiện nghiêm túc, bài bản… Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cũng nhìn nhận, XLVPHC là một lĩnh vực rộng, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương; tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống xã hội và liên quan đến các ngành luật, văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Trong khi đó, tình hình VPHC lại diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn trên các lĩnh vực đời sống xã hội như: Giao thông, an toàn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, kinh doanh, đất đai, xây dựng... Thực tế áp dụng một số lĩnh vực mức phạt tiền đối với từng hành vi còn chưa tương xứng với hậu quả, mức độ vi phạm như lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, khoáng sản...

Trong một số trường hợp, hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nặng hơn hình thức xử phạt chính, dẫn đến người vi phạm từ bỏ tài sản, không chấp hành quyết định xử phạt. Công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả chưa thực sự hiệu quả do các cá nhân, tổ chức vi phạm thường không tự giác chấp hành cũng như lực lượng thực thi công vụ còn mỏng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật liên quan đến việc áp dụng các biện pháp XLVPHC còn chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn, không đảm bảo tính khả thi. Đặc biệt, một số quy định liên quan đến thẩm quyền của các chức danh gặp phải một số vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp với thực tế.

Theo đánh giá từ đại diện Sở Tư pháp TP. Hà Nội, Luật XLVPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành thời gian qua đã bộc lộ những tồn tài, bất cập dẫn đến khó khăn trong việc thi hành pháp luật về XLVPHC. Mặc dù, điều kiện đảm bảo cho công tác thi hành pháp luật XLVPHC đã được quan tâm, kiện toàn nhưng trên thực tế mỗi địa phương lại khác nhau. Phương tiện làm việc, trang thiết bị cho công tác XLVPHC ở cấp cơ sở chưa được đầu tư đúng mức. Các điều kiện đảm bảo đủ tiêu chuẩn cho việc tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC là hàng hóa phải bảo quản, con giống, cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu còn hạn chế. Đặc biệt, trình độ và kinh nghiệm của người có thẩm quyền xử phạt, CBCC tham mưu công tác XLVPHC ở một số lĩnh vực chưa đồng đều nên việc thiết lập hồ sơ xử phạt vẫn còn xảy ra sai sót.

Đại diện Bộ Công an cho rằng, một số quy định của pháp luật liên quan đến việc áp dụng các biện pháp XLVPHC còn chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn, không đảm bảo tính khả thi. Công tác phối hợp giữa các ngành, lực lượng, cơ quan về áp dụng biện pháp xử lý hành vi chưa thường xuyên, kịp thời, thiếu chặt chẽ. Mặt khác, quy định của pháp luật còn chưa phân định rõ ràng trách nhiệm, thẩm quyền dẫn đến né tránh trách nhiệm, XLVP không triệt để nên đã phần nào làm hạn chế đến kết quả thi hành pháp luật về áp dụng các biện pháp XLHC.

Bà Trịnh Thanh Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan cho biết, lĩnh vực hải quan có đặc thù, các hành vi thường liên quan đến thủ tục hải quan. Do đó, một số quy định Luật XLVPHC chưa rõ ràng, thiếu phù hợp với thực tế dẫn đến khó áp dụng thực hiện. Điển hình, quy định về nguyên tắc xử phạt thiếu rõ ràng dẫn đến việc các cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt lúng túng khi áp dụng điều luật, bởi nếu VPHC nhiều lần thì bị xử lý có giống như thực hiện nhiều hành vi vi phạm không hay bị hạn chế trong quy định về thẩm quyền xử phạt, trình tự xử phạt...

Đại diện Bộ Tư pháp cho rằng, lĩnh vực XLVPHC rất rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh quản lý nhà nước khác nhau, dẫn đến khó kiểm soát hết các hành vi vi phạm được quy định trong các văn bản hướng dẫn chuyên ngành, dẫn đến nhiều sự trùng lặp trong hành vi cũng như thẩm quyền xử phạt của các lực lượng có thẩm quyền.

Sớm hoàn thiện các quy định

Từ những hạn chế, bất cập phát sinh, để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của pháp luật trong việc áp dụng thi hành các biện pháp xử lý hành chính, đại diện Sở Tư pháp TP. Hà Nội cho rằng, cần sớm đề xuất Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật XLVPHC nhằm khắc phục những tổn tại của Luật trong thực tiễn. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về XLVPHC và kịp thời xử lý vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của mình.

Để khắc phục những hạn chế, đại diện Bộ Tư pháp đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thẩm quyền xử phạt, trình tự, thủ tục XPVPHC nhằm rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật của các lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt.

Cụ thể, sửa đổi quy định về thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt được quy định từ Điều 38 đến Điều 51 Luật XLVPHC theo hướng không bị giới hạn theo thẩm quyền phạt tiền để bảo đảm tính kịp thời, nhanh chóng trong việc xử phạt, tránh phát sinh nhiều vụ việc vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của cơ quan cấp dưới bị dồn lên cơ quan cấp trên giải quyết.

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung Luật XLVPHC theo hướng cấp trưởng được giao quyền cho cấp phó trong tất cả quyết định về xử lý vi phạm hành chính, không chỉ giới hạn trong 3 trường hợp quy định tại Điều 54 (giao quyền xử phạt) khoản 2 Điều 87 (Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính) và khoản 2 Điều 123 (tạm giữ người theo thủ tục hành chính).

Bên cạnh đó, cần đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn tối đa các mốc thời gian thực hiện có liên quan đến trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, tạo thuận lợi cho cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính… Trong đó, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 và 2 Điều 131 Luật XLVPHC về việc giao cho gia đình hoặc tổ chức xã hội quản lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc đối tượng bị áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (đặc biệt là đối tượng nghiện ma túy) trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp này nhằm bảo đảm tính khả thi.

Theo thống kê qua 5 năm thực hiện Luật XLVPHC, các cơ quan, địa phương đã phát hiện gần 36,8 triệu vụ vi phạm hành chính, qua đó đã xử phạt 28,5 triệu vụ, số tiền thu phạt được trên 38.500 tỷ đồng, số tiền thu được từ bán thanh lý tang vật, phương tiện bị tịch thu được trên 1.700 tỷ đồng. Điển hình, năm 2016, phát hiện 9,8 triệu vụ, thu phạt trên 12.600 tỷ đồng, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2017, các lực lượng phát hiện 3,9 triệu vụ, số tiền thu phạt đạt trên 5.468 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, có 57.311 đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính với 53.164 đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

推荐内容