Theỗtrợdoanhnghiệpkhởinghiệpbằngmôhìnhươmtạoảnơi xem west ham gặp chelseao thông tin từ Trung tâm Ươm tạo công nghệ và Doanh nghiệp KHCN (thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ KH&CN), các ngành được chú trọng và ưu tiên ươm tạo gồm có công nghệ thông tin - truyền thông, nông nghiệp, giáo dục, du lịch… Với đặc thù của mình, hầu hết doanh nghiệp tham gia ươm tạo tại các đơn vị, tổ chức đều tập trung tại các tỉnh/thành phố lớn. Điều này là thiệt thòi lớn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tại địa phương, đặc biệt là tại các làng nghề truyền thống, nơi có rất nhiều doanh nghiệp trẻ, hộ gia đình tiềm năng nhưng lại khó tiếp cận thông tin mới. Do đó, mô hình “ươm tạo ảo” dành cho đối tượng này sẽ là giải pháp tối ưu giúp hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại các làng nghề truyền thống. Nghiên cứu chi tiết và đầy đủ nhất về lĩnh vực ươm tạo ảo được thực hiện bởi InfoDev (Information for Development Program) - một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo tại các nước đang phát triển của Ngân hàng thế giới. Theo định nghĩa của InfoDev, khái niệm “ảo” thông thường được hiểu là các hoạt động được thực hiện thông qua công cụ điện tử hoặc trực tuyến, tuy nhiên khái niệm “ảo” ở đây được hiểu là các hoạt động được thực hiện không phụ thuộc vào một địa điểm cụ thể và không giới hạn bởi các công cụ trực tuyến (online). Từ đó các tổ chức ươm tạo ảo được định nghĩa là các nhà cung cấp dịch vụ nhằm hỗ trợ, đẩy nhanh quá trình phát triển của một doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó các dịch vụ, công cụ không phụ thuộc vào địa điểm của nhà cung cấp cũng như khách hàng. Theo InfoDev, có 3 loại tổ chức ươm tạo ảo bao gồm: 1) Hanholders: tập trung cung cấp các dịch vụ liên quan đến đào tạo, cố vấn nhằm hỗ trợ, cải thiện kiến thức, kỹ năng cho doanh nghiệp; 2) Network boosters: có mục tiêu chính là xây dựng mạng lưới, giúp cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia, nhà cung cấp dịch vụ gặp gỡ, trao đổi tiếp xúc để mang lại giá trị cho các bên; 3) Seed capital providers: cung cấp các nguồn vốn đầu tư khởi nghiệp kết hợp với việc hỗ trợ và cố vấn. Thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho thấy, ở trong nước có khoảng 2.000 làng nghề truyền thống, trong đó phần lớn tập trung tại miền Bắc với khoảng 1.500 làng nghề. Các làng nghề truyền thống này đều đang sản xuất những sản phẩm hết sức đặc thù của văn hóa Việt Nam (đồ gỗ, nón lá, tơ lụa, đồ thờ cúng, sơn mài, mây tre đan…) có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Tuy nhiên, việc xuất khẩu còn rất hạn chế vì các sản phẩm còn nghèo nàn về mẫu mã và đặc biệt là chưa đáp ứng được các chỉ tiêu chất lượng của những thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… Nguyên nhân là do các làng nghề, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp ở làng nghề chưa mạnh dạn đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để cho ra đời các sản phẩm mới nhưng vẫn giữ được giá trị truyền thống phù hợp với thị hiếu của xã hội. Nếu các làng nghề không vận động, không đổi mới sáng tạo và có những giải pháp thích nghi để thích ứng với sự tác động của các thành tựu KH&CN mới như Internet of Things, Cloud Computing, Big Data… thì khả năng tiếp cận khách hàng, thỏa mãn nhu cầu hội nhập là rất thấp. Song đặc thù của làng nghề lại là các giá trị truyền thống nên nếu đổi mới mà không có sự bảo tồn thì bản sắc sẽ bị mai một. Như vậy có thể thấy, nhu cầu đổi mới sáng tạo cho các làng nghề và dân cư trong làng nghề là cần thiết và cấp bách. Đây là vấn đề đặt ra cho cả nhà quản lý, nhà bảo tồn và doanh nghiệp muốn phát triển bền vững. Ảnh minh hoạ |