【kết quả thi đấu cúp c1】Cây dược liệu

作者:Cúp C2 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 17:11:00 评论数:

BƯỚC KHỞI ĐẦU

Đầu mùa mưa năm nay,ượcliệkết quả thi đấu cúp c1 ông Nguyễn Như Huệ ở thôn 6, xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập thuê 2 ha đất cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để trồng cây sâm bố chính. Sau hơn 7 tháng trồng, ông khai thác với năng suất bình quân 2 tấn củ/ha. Ông Huệ cho biết, do lần đầu tiên trồng cây dược liệu nên chưa có kinh nghiệm dẫn đến năng suất không đạt như ý muốn. Về lý thuyết, cây sâm bố chính trồng đơn canh sẽ cho năng suất dao động từ 6-7 tấn/ha, còn trồng xen dưới tán các loại cây trồng khác sẽ cho năng suất khoảng 2,5-3 tấn/ha. Loại cây này rất dễ trồng nhưng để đạt năng suất cao thì phải có sự đầu tư kỹ lưỡng. Trước hết là khâu làm đất. Đất trồng sâm bố chính không được mang mầm bệnh, nhất là tuyến trùng rất dễ gây hại cho cây sâm. Do đây là cây dược liệu nên trước tiên phải xác định được nguồn phân bón để đảm bảo cây trồng không có bất kỳ hóa chất nào tồn dư trong nông sản sau khi thu hoạch. Đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật càng không được dùng đến. Trong khi đó, thân, rễ, lá của cây sâm bố chính nói riêng và các loại sâm khác lại là món khoái khẩu của nhiều loại côn trùng. Do vậy, khâu làm đất quyết định đến 60% năng suất của cây trồng này. Tiếp theo là nguồn nước tưới phải đảm bảo từ lúc trồng đến khi thu hoạch.  

Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Phúc Lộc Thọ Đặng Trung Kiên (bên phải) trao đổi chất lượng củ sâm bố chính với nhà nông Nguyễn Như Huệ

Trước khi trồng cây sâm bố chính, nhà nông Nguyễn Như Huệ được HTX Phúc Lộc Thọ ở ấp 3, xã Đồng Tiến (Đồng Phú) chuyển giao giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và bao tiêu toàn bộ sản phẩm sau khi thu hoạch. Giá sâm bố chính được HTX thu mua dao động từ 80.000-120.000 đồng/kg. Từ thực tiễn cho thấy, cây sâm bố chính có khả năng thích nghi dưới tán các loại cây trồng lâu năm trên địa bàn tỉnh như điều, tiêu, cao su và các loại cây ăn trái khác. Không chỉ ổn định đầu ra mà cây sâm bố chính còn giúp nông dân, công nhân cao su nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác từ việc trồng xen dưới tán.

CẦN SỰ TIẾP SỨC

HTX Phúc Lộc Thọ thành lập cách đây vừa tròn 1 năm với 16 thành viên. Ngành nghề kinh doanh của HTX là trồng và chế biến các loại cây trồng dược liệu. Tổng vốn huy động của HTX đang hoạt động hơn 3 tỷ đồng. Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Đặng Trung Kiên cho biết, toàn bộ nguồn vốn của các thành viên trong HTX đang được đầu tư cho trồng cây dược liệu dưới tán với tổng diện tích 25 ha. Bởi vậy, việc đầu tư công nghệ chế biến dược liệu cũng như các thủ tục pháp lý khác đang còn nhiều khó khăn. Do nguồn vốn đang đầu tư cho cây trồng nên HTX không thể đầu tư các thiết bị hiện đại để phục vụ việc chế biến cùng chiết xuất tinh dầu từ nguồn dược liệu thu về. HTX hiện có 6 sản phẩm được bào chế từ nguồn dược liệu trồng dưới tán các loại cây lâu năm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, cái khó của HTX hiện nay là việc xúc tiến thương mại cũng như quy trình thủ tục kiểm định chất lượng sản phẩm đang gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, quỹ đất trồng cây dược liệu của HTX hiện nay gần như không có. Trong 25 ha trồng cây dược liệu của HTX thì có đến 24 ha phải đi thuê để trồng xen dưới tán. “Nếu được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để đầu tư thay đổi công nghệ và được hỗ trợ quỹ đất mở rộng diện tích trồng cây dược liệu thì chắc chắn người trồng điều, cao su, hồ tiêu sẽ tăng gấp đôi nguồn thu nhập so với cách làm hiện nay” - ông Kiên khẳng định.

Không chỉ có sâm bố chính mà ngay cả sâm cau, sâm đại hành, sâm đại quang, hà thủ ô cũng như các loài cây dược liệu khác rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của Bình Phước. Vốn đầu tư giống trồng cây dược liệu chỉ dao động từ 6-8 triệu đồng/ha. Đầu ra của loại nông sản sạch này hiện rất tiềm năng. Đặc biệt là các thị trường Nhật, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc đang rất khan hiếm nguồn dược liệu để phục vụ ngành công nghệ chế biến. Do vậy, việc đầu tư mở rộng diện tích trồng cây dược liệu không chỉ dừng lại ở giá trị bảo tồn mà còn là hướng đi mới đầy tiềm năng trong việc ứng dụng công nghệ cao để nâng cao chuỗi giá trị nông sản cho người dân lẫn ngành công nghiệp chế biến dược liệu trong và ngoài nước.