Cốc nước vỉa hè giá 3.000 đồng giúp hạ mỡ máu,ốcnướcvỉahègiáđồnggiúphạmỡmáutiêuhóatốbong da giao huu hom nay tiêu hóa tốt(Dân trí) - Không chỉ bình dân, hương vị thanh mát, dễ uống, loại nước này còn được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời.Nước vối từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của nhiều người Việt Nam. Ở quán nước vỉa hè, chúng ta có thể dễ dàng mua được một cốc nước vối với giá 3.000-5.000 đồng. Không chỉ bình dân, hương vị thanh mát, dễ uống, nước vối còn được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏetuyệt vời. Nước vối dọn mỡ máu, tốt cho tiêu hóa Theo bác sĩ y học cổ truyền Trương Văn Quân, cả hạt vối và lá vối đều có công dụng trong việc bồi bổ, chữa bệnh. Cây vối thuộc họ sim có thể dùng tươi hay khô. Lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá vối đã ủ hoặc đã phơi khô. Nếu dùng lá khô, hái lá tươi bánh tẻ, rửa sạch, cho vào thùng, vò hay thúng, gài các thanh tre để ép chặt lá và không cho rơi vãi, úp thùng, vò hay thúng tạo độ nghiêng trên mặt đất giữ độ ẩm, ủ đến khi lá có màu đen đều thì lấy ra, rửa nhanh và phơi khô. Hạt vối (hay còn gọi là mạn kinh tử) có tác dụng làm mát huyết, tán phong nhiệt, điều trị các chứng đau đầu do phong nhiệt. "Nụ vối hãm lấy nước uống thay trà hàng ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày có tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý uống thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất. Liều dùng khuyến cáo là 8-20g mỗi ngày", BS Quân phân tích. Trong khi đó, lá vối với vị đắng, chát, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm huyết áp do nóng gan, tiêu đờm, bình suyễn. Nước lá vối đặc có thể được sử dụng để điều trị các chứng cảm nắng, tiêu hóa kém, mỡ máu cao. Liều dùng mỗi ngày 8-30g. "Ngoài ra, chúng ta có thể phối hợp 8-10g lá vối, 8-10g lá hoắc hương hãm nước uống trong ngày để tăng cường hiệu quả lợi tiêu hóa. Bên cạnh đó, theo BS Quân, một bài thuốc kinh nghiệm từ lá vối là kết hợp với đậu xanh (15g lá vối, một nắm đậu xanh). Nấu nước uống hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giúp làm giảm và kiểm soát tốt acid uric đối với người bị bệnh gout. Các chất được tìm thấy trong lá và nụ vối tươi bao gồm tannin và acid triterpenic. Sự phát triển của nhiều loại nấm, men, vi khuẩn và virus được khoa học chứng minh bị ức chế bởi tannin. Axit tannic là một chất ức chế vi khuẩn trong thực phẩm, vi khuẩn thủy sinh và vi khuẩn tạo mùi vị. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hợp các hợp chất loại acid triterpenic có nhiều tác dụng chống viêm, điều chỉnh lượng đường trong máu, hoạt động kháng virus và chống lại khối u. Lưu ý khi dùng nước vối - Nên chọn mua lá vối tươi, xanh, không dập nát. - Rửa sạch lá vối trước khi sử dụng. - Có thể kết hợp lá vối với các loại thảo mộc khác để tăng cường hiệu quả. - Không nên sử dụng nước vối quá nhiều trong ngày. Những người quá gầy hoặc sức khỏe yếu không nên dùng nụ và lá vối. Lá vối có tính chất kiểm soát lượng đường trong máu, giúp giảm cân, vì vậy người gầy yếu không nên dùng. Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Cũng không nên uống quá nhiều nước vối. Không nên uống nước vối khi đói bụng vì có thể gây cồn cào, khó chịu. Việc này là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng... Việc uống nước vối khi đói sẽ làm tăng nhu động ruột, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. |