Phát triển các loại hình bảo hiểm góp phần ổn định kinh tế - xã hội Kỳ vọng bước chuyển lớn về "lượng và chất" cho thị trường bảo hiểm |
Quy định điều cấm về "Đe dọa,ổsungquyđịnhcấmđedọaépbuộckháchhàngmuabảohiểkeonhacai-com ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm"
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), đây là dự án luật có chuyên môn sâu, phức tạp, tác động đến nhiều đối tượng; do đó, việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật đã được tiến hành thận trọng, kỹ lưỡng. So với dự thảo luật Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, dự thảo luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 7 chương và 154 điều (giảm 1 chương và 3 điều), có 40 điều sửa đổi nội dung, 74 điều chỉnh sửa câu chữ, kỹ thuật văn bản, bổ sung 7 điều, bãi bỏ một số quy định tại 9 điều và giữ nguyên 33 điều. Nhiều nội dung tại dự thảo luật được tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp |
Cụ thể về hợp đồng bảo hiểm, dự thảo luật đã được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và quy định rõ một số nội dung như: bổ sung quy định về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu; sửa đổi quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm; hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm… nhằm bảo đảm phù hợp với nguyên tắc chung về hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự và tính đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Để đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, dự thảo luật đã chỉnh sửa theo hướng Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời là giấy đăng ký doanh nghiệp (như quy định hiện hành); bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đồng thời khi doanh nghiệp bảo hiểm mở, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện chỉ cần gửi văn bản thông báo cho Bộ Tài chính.
Về hoạt động môi giới, đại lý bảo hiểm, để hạn chế tình trạng ép khách hàng mua bảo hiểm kết hợp với giải ngân vốn vay hay đánh tráo khái niệm “Gửi tiết kiệm” và “Tham gia Bảo hiểm”, dự thảo luật đã có quy định điều cấm về "Đe dọa, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm", quy định về những hành vi đại lý bảo hiểm không được làm.
Trên cơ sở quy định của dự thảo luật, các văn bản hướng dẫn như nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm sẽ bổ sung các chế tài trong trường hợp đại lý vi phạm các quy định tại luật, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm.
Tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho bảo hiểm vi mô
Một vấn đề nữa được nhiều đại biểu góp ý là về bảo hiểm vi mô. Trong quá trình thảo luận, nhiều ý kiến đồng tình với việc quy định về bảo hiểm vi mô tại dự thảo luật để có căn cứ pháp lý trong việc tổ chức cung cấp bảo hiểm tới các đối tượng có thu nhập thấp. Một số ý kiến khác đề nghị cân nhắc quy định bảo hiểm vi mô tại dự thảo luật vì bảo hiểm vi mô có tính chất tương hỗ, an sinh xã hội, phi lợi nhuận, trong khi phạm vi của luật có tính chất kinh doanh.
Theo UBTVQH, bảo hiểm vi mô là sản phẩm bảo hiểm hướng tới đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, khó tiếp cận với các sản phẩm bảo hiểm thương mại thông thường. Bảo hiểm vi mô thường phát triển ở các nước đang phát triển và được coi là một cấu phần quan trọng trong chính sách tài chính toàn diện của quốc gia, góp phần thực hiện các chính sách an sinh, xã hội của Nhà nước. Tuy nhiên, đây vẫn là một hình thức kinh doanh và hướng tới hiệu quả. Việc phân chia và sử dụng lợi nhuận từ hoạt động bảo hiểm vi mô phụ thuộc vào mô hình triển khai loại hình này.
Trường hợp do doanh nghiệp bảo hiểm triển khai, lợi nhuận (nếu có) thuộc về doanh nghiệp bảo hiểm; trường hợp do các tổ chức tương hỗ triển khai, do người tham gia bảo hiểm đồng thời là chủ sở hữu của tổ chức tương hỗ, lợi nhuận (nếu có) thuộc về các chủ hợp đồng và sẽ được sử dụng để phục vụ quyền lợi cho các chủ hợp đồng thông qua cơ chế giảm phí, gia tăng quyền lợi bảo hiểm...
Như vậy, việc quy định bảo hiểm vi mô trong dự thảo luật sẽ tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô và có cơ chế để khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô tại Việt Nam. Do đó, UBTVQH nhất trí với sự cần thiết quy định về bảo hiểm vi mô trong dự thảo luật.
Bên cạnh tiếp tục thu giải trình, UBTVQH cũng xin ý kiến đại biểu về những vấn đề còn ý kiến khác nhau. Trong đó có việc áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm và luật khác có liên quan tại Điều 3. Theo đó, phương án thứ nhất: Bỏ quy định tại Điều 3 về áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm và luật khác có liên quan vì nguyên tắc áp dụng Luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Những nội dung cần thiết áp dụng theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm đã được quy định cụ thể tại các điều khác của dự thảo Luật.
Phương án thứ hai, được UBTVQH đồng tình, là giữ quy định tại Điều 3 về áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm và luật khác có liên quan, đồng thời, tiếp tục quy định về việc áp dụng Bộ luật Dân sự và áp dụng pháp luật đối với hợp đồng bảo hiểm hàng hải tại Điều 15 của dự thảo luật; bổ sung nguyên tắc áp dụng tập quán quốc tế đối với các quan hệ có yếu tố nước ngoài; chỉnh sửa tên điều thành áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm và luật khác có liên quan, tập quán quốc tế.
Về quỹ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, UBTVQH cũng trình 2 phương án. Phương án một, được UBTVQH đồng tình, là bỏ quy định về Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm và sửa đổi Điều 154 về điều khoản chuyển tiếp, giao Chính phủ quy định chi tiết về quản lý và sử dụng số dư Quỹ. Phương án hai là giữ nguyên quy định cũ về Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm và giao Chính phủ quy định chi tiết. Đây là phương án Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. Chính phủ cho rằng trường hợp dừng trích lập quỹ, khi phát sinh doanh nghiệp bảo hiểm lâm vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng thanh toán vẫn cần có công cụ để bảo đảm quyền lợi cho người được bảo hiểm. Mặc dù dự thảo luật đã chuyển đổi sang phương thức can thiệp sớm, quản lý trên cơ sở rủi ro với 3 bước phòng vệ, tuy nhiên, vẫn không thể bảo đảm chắc chắn phòng ngừa 100% rủi ro, đặc biệt đối với các rủi ro thiên tai, dịch bệnh. Do đó, việc duy trì quỹ là cần thiết. |