【nhan dinh phap】Chuẩn hóa nghề bếp, nâng tầm ẩm thực Việt với thế giới
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 04:38:47 评论数:
Ngày 20/11,ẩnhóanghềbếpnângtầmẩmthựcViệtvớithếgiớnhan dinh phap tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức hội thảo xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật nghề chế biến món ăn. Tại hội thảo, ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam chia sẻ: "Đối với du lịch Việt Nam, có nhiều thứ hay nhưng một thứ hấp dẫn chưa được khai thác nhiều là ẩm thực. Ẩm thực Việt Nam đã có dấu ấn, được nhiều báo chí thế giới ca ngợi. Vấn đề là phát triển như thế nào để truyền tải nhanh nhất giá trị của ẩm thực Việt Nam với thế giới", ông Bình nêu vấn đề.
Theo Hiệp hội Khách sạn Việt Nam, sự phát triển của hệ thống lưu trú du lịch thời gian qua kéo theo sự tăng trưởng, phát triển của các nhà hàng ăn uống trong các cơ sở lưu trú du lịch. Ẩm thực có vai trò lớn trong việc phát triển du lịch, đóng góp quan trọng cho doanh thu của các cơ sở lưu trú (chiếm 30%). Đội ngũ đầu bếp hiện nay tại Việt Nam ngày càng đông đảo, ước khoảng 30.000 người (trong các khách sạn từ 2 sao trở lên).
Tuy nhiên hiện nay, đội ngũ đầu bếp tại các khách sạn chưa thật sự chuyên nghiệp, vẫn còn có hiện tượng "nhảy việc" hoặc tự ý bỏ việc khiến cho nhiều nhà hàng gặp khó khăn... Đó là lý do mà Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hội Đầu bếp Việt Nam thực hiện xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật chế biến món ăn, nhằm đưa hoạt động của các đầu bếp lên chuyên nghiệp, có quy chuẩn về tay nghề, nâng cao đạo đức nghề nghiệp.
Bộ tiêu chí cho đầu bếp Việt phân rõ tiêu chí thành 7 cấp bậc, trong đó có mỗi cấp bậc có quy định cụ thể về yêu cầu công việc, sự hiểu biết về nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp... Một trong những tiêu chí được lưu ý là các đầu bếp cần biết ngoại ngữ để có thể giao tiếp cơ bản với khách hàng.
Tại hội thảo, bà Lê Mai Khanh - Phó chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam cho rằng, thực tế cũng có vướng mắc, đó là có rất nhiều đầu bếp đã giữ hạng ở bậc 7 rất lâu năm (tức là bậc cao nhất theo quy định) có nhu cầu mong muốn được chứng minh khả năng, trình độ ở mức cao hơn để có căn cứ thỏa thuận với chủ/giám đốc cơ sở lưu trú du lịch hoặc nhà hàng ăn uống phục vụ khách du lịch trả lương ở mức cao hơn.
Cũng theo bà Khanh, nếu dự thảo tiêu chuẩn nêu trên được ban hành và được áp dụng trong thực tế, chắc chắn trình độ chuyên môn, tay nghề của đội ngũ đầu bếp du lịch Việt Nam sẽ từng bước được nâng cao. Vì để đạt được cấp bậc theo quy định tại tiêu chuẩn sẽ buộc các đầu bếp phải học tại các tổ chức, cơ sở đào tạo có thẩm quyền để có bằng cấp, giấy chứng nhận theo yêu cẩu, đồng thời phải có kinh nghiệm, trình độ, tay nghề thực tế tương ứng với cấp bậc được công nhận (tức là đáp ứng yêu cầu cả về lý thuyết và thực hành).
Đứng trên góc độ lữ hành, Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng cho rằng, xu hướng thưởng thức ẩm thực của du khách hiện nay không đơn thuần chỉ là ăn cho đủ. Các công ty lữ hành khi lựa chọn các nhà hàng vào gói tour của khách, ngoài việc quan tâm về giá, còn đặt vấn đề chất lượng và bản sắc văn hóa trong nghệ thuật ẩm thực của điểm đến. Do đó, việc chuẩn hóa hoạt động của các đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn là điều nên làm để đưa hoạt động ẩm thực ngày một chuyên nghiệp hơn./.
Tổ chức World Travel Awards đã công bố kết quả bình chọn Giải thưởng Du lịch thế giới lần thứ 27 (WTA) khu vực châu Á năm 2020 bằng hình thức trực tuyến, trong đó Việt Nam được vinh danh ở 3 hạng mục: Điểm đến Di sản hàng đầu châu Á, Điểm đến Văn hóa hàng đầu châu Á và Điểm đến Ẩm thực hàng đầu châu Á. |
Hồng Quyên