【nhận định trận áo】Chứng khoán tuần: Chịu sức ép từ hoạt động bán ròng của khối ngoại
Do yếu tố trùng lắp này mà mức bán ròng chỉ riêng với HSX và HNX đã lên tới 3.131 tỷ đồng. Cộng thêm cả sàn UpCom,ứngkhoántuầnChịusứcéptừhoạtđộngbánròngcủakhốingoạnhận định trận áo tổng giá trị cổ phiếu bị bán ròng đạt 3.254,4 tỷ đồng.
Mức giảm 6,8% của VN-Index tuần qua là khá mạnh dù chỉ có thị trường chứng khoán Mỹ là tệ nhất thế giới khi chỉ số S&P 500 của Mỹ lao dốc 14,98%, DJA giảm 17,3%, Nasdaq giảm 12,64%. Trong khi chứng khoán Anh chỉ giảm 3,27%, Đức giảm 3,28%, Pháp giảm 1,69%, Italia giảm 1,4%. Các thị trường châu Á chính cũng giảm ít hơn Việt Nam: Chứng khoán Nhật giảm 5,04%, Trung Quốc giảm 4,91%, Hồng Kông giảm 5,11%...
Các con số thống kê cho thấy sức ép từ phía bán ra của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Việt Nam đã tăng vọt. Chỉ tính riêng các giao dịch khớp lệnh, giá trị bán ra của khối ngoại so với tổng giá trị khớp cả hai sàn (HSX và HNX) chiếm tỷ lệ thấp nhất là 18,4% và cao nhất 37,3%. Tỷ lệ bán trung bình tuần là 24,8%.
Đặc biệt, riêng với sàn HSX (với chỉ số VN-Index là đại diện), tuần qua khối ngoại bán thẳng qua khớp lệnh 4.203 tỷ đồng giá trị cổ phiếu, chiếm 27,5% giá trị khớp của sàn. Tổng giá trị bán ra của khối này (tính thêm cả thỏa thuận) tới 5.617,2 tỷ đồng.
Cần nhấn mạnh rằng tỷ lệ bán ra chiếm tới 24,8% trên hai sàn niêm yết là con số kỷ lục chỉ đứng sau đợt rút vốn 2008. Khối ngoại lại bán rất tập trung vào các cổ phiếu blue-chips lớn trên sàn HSX và từ đó trực tiếp gây áp lực lên chỉ số VN-Index. Nhóm VN30 tuần qua đã bị bán ròng 2.359 tỷ đồng chỉ riêng với các giao dịch khớp lệnh, cũng chiếm 24,3% giá trị giao dịch của rổ.
Với con số kỷ lục hơn 3.000 tỷ bán ròng chỉ trong một tuần, dòng vốn ngoại đang liên tục đạt mức cao mới trong hoạt động rút vốn khỏi thị trường cổ phiếu. Xu hướng rút vốn đã kéo dài suốt từ cuối tháng 1/2020 đến nay và càng ngày càng gia tăng. Đây là điều không thể xem thường và chắc chắn là một trong những yếu tố quan trọng trong xu hướng giảm không ngừng nghỉ của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mặc dù con số kỷ lục tuần qua có liên quan đến việc hai quỹ ETF ngoại cùng thực hiện tái cơ cấu danh mục (bán bớt danh mục để hạ tỷ trọng đầu tư), nhưng đó chỉ là yếu tố cộng hưởng mang tính thời điểm. Cả hai quỹ này chỉ bắt đầu tái cơ cấu trong hai tuần trở lại đây và thường là giao dịch nhiều nhất ở ngày cuối tuần vừa rồi (giá trị bán 1.636 tỷ đồng ở cả hai sàn). Trong khi đó xu hướng bán thì đã xuất hiện ngay khi dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, thậm chí ngay cả khi Việt Nam khống chế thành công dịch “vòng” thứ nhất (trước thời điểm 9/3/2020).
Nếu nhà đầu tư đã trải qua giai đoạn 2008 có thể cảm nhận áp lực dữ dội của hoạt động rút vốn này. Câu chuyện không chỉ là dịch bệnh tác động thế nào tới Việt Nam, mà còn là vấn đề cân đối dòng vốn đầu tư toàn cầu. Đầu tiên có thể chỉ là việc giảm tỷ trọng phân bổ vốn cho các kênh đầu tư khác nhau, chẳng hạn giảm tỷ trọng cổ phiếu, tăng tỷ trọng trái phiếu trong danh mục. Tiếp đến là giảm tỷ trọng ở các thị trường khác nhau mà thường những thị trường cận biên, mới nổi bị đánh giá là rủi ro hơn. Cuối cùng - bĩ cực nhất - là việc rút tiền chỗ này để bù vào chỗ khác khi thị trường tài chính toàn cầu cùng lao dốc.
Thực tế cũng cho thấy không có thị trường nào tăng trưởng trong những tuần qua: Vàng lao dốc, trái phiếu chính phủ Mỹ tăng lợi suất trở lại (giảm giá) do bị bán nhiều hơn, chứng khoán cũng rơi không phanh. Duy nhất USD có xu hướng tăng giá bền vững, bất chấp lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ được giảm gần về mức 0% và cả thế giới ném tiền ra cứu nền kinh tế. Diễn biến này cũng giống với thời điểm khủng hoảng 2008, khi doanh nghiệp, tổ chức đầu tư rơi vào cơn khát tiền mặt hoặc buộc phải phòng thủ bằng dự trữ tiền mặt.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 20/3 | Giá đóng cửa ngày 13/3 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 20/3 | Giá đóng cửa ngày 13/3 | Mức tăng (%) |
YEG | 52.5 | 75.2 | -30.19 | CMV | 16.8 | 12.1 | 38.84 |
PTB | 37.4 | 48.2 | -22.41 | TV2 | 63.8 | 52.5 | 21.52 |
FDC | 9.86 | 12.65 | -22.06 | VRC | 5.91 | 4.92 | 20.12 |
PLP | 7.4 | 9.39 | -21.19 | MCP | 16.4 | 13.8 | 18.84 |
HID | 2.62 | 3.22 | -18.63 | CAV | 65 | 55 | 18.18 |
PXS | 3.2 | 3.9 | -17.95 | TIX | 30 | 25.45 | 17.88 |
CRE | 16 | 19.35 | -17.31 | NTL | 16.8 | 14.4 | 16.67 |
SMA | 13.95 | 16.75 | -16.72 | MCG | 1.63 | 1.4 | 16.43 |
VRE | 20.4 | 24.2 | -15.7 | PAN | 19.8 | 17.1 | 15.79 |
QBS | 2.23 | 2.62 | -14.89 | SFC | 20 | 17.3 | 15.61 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 20/3 | Giá đóng cửa ngày 13/3 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 20/3 | Giá đóng cửa ngày 13/3 | Mức tăng (%) |
L35 | 8.5 | 11.4 | -25.44 | SGO | 0.3 | 0.2 | 50 |
VCM | 19 | 25.2 | -24.6 | DNY | 1.8 | 1.3 | 38.46 |
MBG | 9 | 11.4 | -21.05 | VBC | 19.5 | 14.5 | 34.48 |
BXH | 14.5 | 17.8 | -18.54 | IDJ | 16.5 | 12.5 | 32 |
CAN | 18.9 | 23.2 | -18.53 | L14 | 52.4 | 40.7 | 28.75 |
KDM | 2.2 | 2.7 | -18.52 | TKC | 3.4 | 2.7 | 25.93 |
X20 | 8.4 | 10.3 | -18.45 | UNI | 4 | 3.2 | 25 |
PGN | 13 | 15.8 | -17.72 | DST | 1.7 | 1.4 | 21.43 |
TNG | 11.2 | 13.6 | -17.65 | SCL | 2.9 | 2.4 | 20.83 |
MEC | 1 | 1.2 | -16.67 | LM7 | 8.6 | 7.2 | 19.44 |
Dịch Covid-19 giống như một cú đánh bất ngờ mà không doanh nghiệp hay tổ chức đầu tư nào lường trước được và lên kế hoạch dự phòng. Do đó nếu các tổ chức rơi vào tình trạng phải bán những gì bán được chứ không phải bán những gì muốn bán thì cũng là bình thường.
Đối với thị trường Việt Nam, tổn thương từ việc rút vốn ồ ạt ra khỏi chứng khoán là rất rõ ràng. Hiện vẫn chưa rõ dòng vốn này có thực chảy ra khỏi biên giới ở mức độ nào, hay tìm nơi trú vào trái phiếu chính phủ, nhưng cổ phiếu chắc chắn cần một lượng vốn đối ứng đột ngột lớn.
Tính từ 30/1/2020 đến nay, chỉ riêng cổ phiếu HSX và HNX thôi, mức vốn chảy ra ròng đã xấp xỉ 9.810 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với nhà đầu tư trong nước phải bù vào từng đó tiền (mua cổ phiếu khối ngoại bán ra). Nếu khối ngoại không rút ra và còn trở lại, thì 9.810 tỷ đồng kia sẽ là nguồn lực rất tốt cho cơ hội tang của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
9.3.2020 | 5,079.7 | 294.3 | 498.6 |
10.3.2020 | 4,304.5 | 340.6 | 702.0 |
11.3.2020 | 4,884.7 | 503.7 | 716.4 |
12.3.2020 | 5,130.8 | 427.2 | 842.7 |
13.3.2020 | 5,146.1 | 362.1 | 1,060.3 |
16.3.2020 | 3,547.1 | 263.2 | 652.5 |
17.3.2020 | 3,351.6 | 212.4 | 727.3 |
18.3.2020 | 3,400.9 | 223.0 | 799.2 |
19.3.2020 | 3,739.1 | 224.2 | 863.0 |
20.3.2020 | 3,529.4 | 391.4 | 1,315.5 |
Trọng Nghĩa
相关推荐
- Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- Thực phẩm chức năng và mỹ phẩm giả kém chất lượng
- TP. Hồ Chí Minh: Khó triệt thuốc lá nhập lậu
- Khám xét nơi ở của thanh niên gây rối, phát hiện hơn 200kg pháo cùng ma túy
- Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- Buôn lậu thuốc lá vẫn diễn biến phức tạp
- Khai nhập khẩu màng nhựa PVC nhưng thực tế là mỹ phẩm, bánh kẹo
- Sửa Luật Thuế giá trị gia tăng, tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế