【kèo bóng đá tỷ lệ nhà cái】Mở rộng đối tượng, linh hoạt nguồn vốn cho vay tạo việc làm
Đối tượng được vay vốn để giải quyết việc làm,ởrộngđốitượnglinhhoạtnguồnvốnchovaytạoviệclàkèo bóng đá tỷ lệ nhà cái theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), được mở rộng hơn so với Luật hiện hành. Ảnh: Đức Thanh |
Huy động nhiều nguồn vốn
Các quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm, bao gồm chính sách về tín dụng tạo việc làm của Luật Việc làm hiện hành đã không còn phù hợp và phát huy được hiệu quả. Đó là một trong những cơ sở thực tiễn dẫn đến sự cần thiết sửa đổi Luật Việc làm, theo Tờ trình dự ánluật của Chính phủ.
Theo đó, quy định về nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm là nội dung sửa đổi, bổ sung lớn của Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).
Về cơ sở thực tiễn, Tờ trình nêu rõ, hiện nay, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm bao gồm nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm (ngân sách Trung ương), nguồn vốn do Ngân hàngChính sách xã hội huy động và nguồn địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tuy nhiên, trong Luật Việc làm hiện hành chỉ có các quy định về Quỹ quốc gia về việc làm. Trong khi đó, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm chủ yếu đến từ 2 nguồn. Một là, nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội, chiếm tỷ trọng lớn nhất, có xu hướng ngày càng tăng (thông qua cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất), nhưng mới được quy định ở văn bản dưới luật. Hai là, nguồn ủy thác của địa phương qua Ngân hàng Chính sách xã hội (chưa có quy định cụ thể, nên nhiều địa phương gặp khó khăn khi ủy thác qua ngân hàng này).
Mặc dù vậy, tính đến tháng 7/2024, tổng dư nợ chương trình cho vay hỗ trợ việc làm đạt trên 102.217 tỷ đồng, là chương trình có dư nợ lớn nhất (chiếm 29,14% tổng dư nợ) trong các chương trình đang triển khai tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, 63/63 tỉnh, thành phố (trong đó có nhiều địa phương có cấp huyện) đã ủy thác ngân sách địa phương qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay hỗ trợ tạo việc làm (trong nước và ngoài nước), với tổng dư nợ khoảng 38.378 tỷ đồng (chiếm 37,5% tổng dư nợ).
Mặt khác, nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc khi ủy thác nguồn ngân sách địa phương qua Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chính sách tín dụng (trong đó có chính sách tín dụng việc làm), Quốc hội đã ban hành một số nghị quyết, trong đó quy định HĐND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định bố trí vốn đầu tưcông, vốn đầu tư phát triển, kinh phí thường xuyên, giao UBND cùng cấp ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương thực hiện cho vay giải quyết việc làm.
Từ thực tế đó, Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định về nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm theo hướng, ngân sách Trung ương cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội từ chi đầu tư phát triển (giải thể Quỹ quốc gia về việc làm để đảm bảo phù hợp quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015). Nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn tổ chức, cá nhân khác ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Đồng thời, bổ sung quy định HĐND cấp tỉnh, cấp huyện bố trí vốn ngân sách địa phương, giao UBND cùng cấp ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay giải quyết việc làm.
Tất cả người lao động đều có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi
Đáng chú ý, sửa đổi Luật Việc làm lần này, Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài.
Theo quy định hiện hành, chỉ có 5 đối tượng (người dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân người có công với cách mạng) được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn vay Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều nơi đã bố trí ngân sách địa phương qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với tất cả người lao động có nhu cầu (không phân biệt người lao động khó khăn hay không), hoặc mở rộng ra các đối tượng khác ngoài các đối tượng được vay nói trên.
Chính phủ dẫn số liệu của Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, 63/63 tỉnh, thành phố (trong đó có nhiều địa phương có cấp huyện) đã ủy thác cho ngân hàng này để cho vay hỗ trợ tạo việc làm (trong đó có cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) với tổng dư nợ khoảng 38.378 tỷ đồng (chiếm 37,5% tổng dư nợ cho vay giải quyết việc làm).
Giai đoạn 2022 - 2023, có 16.066 lượt người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (chủ yếu từ nguồn ủy thác của địa phương, đối tượng vay đa phần ngoài các nhóm đối tượng theo quy định của Luật Việc làm hiện hành). Tuy nhiên, số này chỉ chiếm thấp (trên dưới 5%) so với tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài hằng năm (năm 2022 là 142.779 người, năm 2023 là 155.000 người). Đồng thời, qua khảo sát nhanh tại các địa phương, rất nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhất là các thị trường có thu nhập cao, ổn định (Hàn Quốc, Nhật Bản…) mong muốn được tiếp cận với nguồn tín dụng ưu đãi này.
Nhằm tạo cơ hội cho tất cả người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi, Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định về đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (không giới hạn 5 đối tượng như trên). Đồng thời, Dự thảo cũng quy định linh hoạt đối với nguồn vốn của địa phương, tổ chức, cá nhân khác ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội (địa phương, tổ chức, cá nhân ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội có thể quyết định đối tượng khác được ưu tiên lãi suất hoặc ưu tiên vay vốn ngoài các đối tượng quy định chung).
Với định hướng trên, Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định, Nhà nước thực hiện tín dụng chính sách để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm và các nguồn tín dụng khác
Góp ý với cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), Ngân hàng Nhà nước đề nghị sửa lại, chỉ “từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm”, chứ không có “các nguồn tín dụng khác”.
Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, theo Dự thảo, gồm có cả nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị xác định rõ, việc sử dụng ngân sách địa phương để cho vay có phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước hay không. Trường hợp được sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị không quy định tính vào vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển.
Về cách thức quy định các chính sách tín dụng, Bộ Tài chínhcho rằng, cần rà soát và không quy định các nội dung kỹ thuật, cụ thể (như điều kiện, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục vay vốn…) triển khai qua Ngân hàng Chính sách xã hội, mà chỉ quy định một số nội dung chính (đối tượng cụ thể, phạm vi cho vay cụ thể...), trên cơ sở đó, giao Chính phủ hướng dẫn cụ thể sau khi Luật được ban hành.
Ngoài ra, theo Bộ Tài chính, thì đối tượng và phạm vi hỗ trợ tín dụng chính sách cần cụ thể, rõ ràng, không quy định chung chung, gây khó khăn cho đơn vị thực hiện cho vay sau khi Luật Việc làm (sửa đổi) có hiệu lực.
Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 37, Dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ tám (dự kiến khai mạc ngày 21/10).
Trong các nội dung sửa đổi Luật Việc làm, Chính phủ còn đề xuất bổ sung quy định về đăng ký và quản lý lao động đối với người lao động có việc làm, về hệ thống thông tin thị trường lao động, về phát triển kỹ năng nghề, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp…
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, làm rõ, trong các chính sách dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, chính sách nào tạo điểm nhấn, bước tiến mới trong lĩnh vực việc làm. Những nội dung nào đã chín, đã rõ cần quy định cụ thể trong Dự thảo Luật, những nội dung nào dự lường trong 10 - 15 năm tiếp theo cần quy định về nguyên tắc.
Lưu ý từ Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh là cần dự báo những vấn đề đặt ra trong giai đoạn tới, đặc biệt là những điểm mới của Dự thảo Luật phải giải quyết được những bức xúc, bất cập, điểm nghẽn hiện hành, như thị trường lao động, chất lượng việc làm, năng suất lao động, quan hệ lao động, lao động trong lĩnh vực chính thức và phi chính thức, môi trường làm việc của người lao động…
相关推荐
- Mở rộng không gian phát triển
- Giải pháp ‘bảo vệ sức khỏe’ ô tô giữa dịch Covid
- Nhiều kết quả ấn tượng trong cải cách hệ thống thuế
- Khánh Hòa: Bất cập trong kê khai, quyết toán thuế tài nguyên
- 25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- Vinacomin: Tồn kho khoảng 8,6 triệu tấn than
- Tăng tốc kết nối hệ thống giám sát hải quan tự động tại cảng
- Tổng rà soát mặt hàng gửi kho ngoại quan có nguy cơ gian lận