当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【ket quả pháp】Phát triển logistics xanh để “xanh hóa” chuỗi cung ứng, đáp ứng yêu cầu mới từ thị trường 正文

【ket quả pháp】Phát triển logistics xanh để “xanh hóa” chuỗi cung ứng, đáp ứng yêu cầu mới từ thị trường

2025-01-10 01:27:57 来源:88Point 作者:Thể thao 点击:766次
Doanh nghiệp logistics hướng đến phát triển xanh Giúp doanh nghiệp lương thực thực phẩm tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Tàu container cập cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép
Xu hướng xanh hóa hoạt động thương mại, xanh hoá logistics... dần tạo ra những tiêu chuẩn cao hơn.

Ông Nguyễn Tuấn cho biết, năm 2023, ngành logistics phải đối mặt với những hệ lụy do ảnh hưởng của áp lực lạm phát và rủi ro suy thoái kinh tế của các nền kinh tế lớn, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy,... tác động mạnh mẽ đến tình hình xuất nhập khẩu và hoạt động logistics. Bên cạnh đó, xu hướng xanh hóa hoạt động thương mại, xanh hoá logistics... dần trở thành yêu cầu tất yếu, tạo ra tiêu chuẩn cao hơn, đồng nghĩa với việc thêm chi phí nhiều hơn cho hoạt động thương mại và logistics.

Hiện nay logistics xanh là mắt xích quan trọng để “xanh hóa” chuỗi cung ứng, hướng tới lộ trình phát triển bền vững. Trước bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thân thiện môi trường và xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đang diễn ra trên toàn cầu, logistics xanh cũng ngày càng được doanh nghiệp quan tâm và đầu tư một cách chuyên nghiệp.

Với ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam, ông Tuấn đánh giá, logistics xanh đóng một vai trò quan trọng giúp đảm bảo việc vận chuyển sản phẩm thực phẩm hiệu quả và bền vững, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Việc “xanh hóa” ngành logistics và ứng dụng logistics xanh cũng như đa dạng các giải pháp “xanh hóa” logistics trên các phương diện như: vận tải xanh, bao bì xanh, kho bãi xanh, quản lý dữ liệu logistics xanh....vào kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí về môi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững...

Nghị quyết số 163/NQ-CP ngày 16/12/2022 của Chính phủ đã nêu rõ mục tiêu là biến dịch vụ hậu cần thành một ngành dịch vụ có giá trị cao và liên kết sự phát triển của logistics với thương mại địa phương và quốc tế, sản xuất hàng hóa và cơ sở hạ tầng cho giao thông vận tải. Cùng với đó, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics quan trọng trong khu vực; phát triển logistics gắn với chuỗi cung ứng bền vững... Do đó, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị những kịch bản ứng phó, cần tìm ra bước đi mới cho vấn đề sụt giảm đơn hàng từ kinh nghiệm và tính chịu đựng, thích ứng để phát triển trong giai đoạn phục hồi kinh tế hiện nay.

Tuy nhiên, ông Tôn Thất Tú, chuyên gia tư vấn quốc tế chỉ ra rằng, sự phân mảnh với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động độc lập là hạn chế lớn khiến ngành logistics Việt Nam thiếu sự phối hợp và tiêu chuẩn hóa trong các dịch vụ logistics, dẫn tới kém hiệu quả và tăng chi phí. Sự phân mảnh của ngành vận tải logistics tại Việt Nam cần có thêm sự phối hợp và tích hợp giữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics. Điều này có thể liên quan đến phát triển các trung tâm logistics hoặc mạng lưới nhằm giúp các nhà cung cấp dịch vụ logistics cải thiện hiệu quả, chuẩn hóa và quyền đàm phán, thương lượng và góp phần phát triển toàn ngành.

Bên cạnh đó, dù Việt Nam đã đầu tư đáng kể vào phát triển hạ tầng, tuy nhiên vẫn còn những khu vực hạ tầng không đủ hoặc cần cải thiện. Ví dụ, mạng lưới đường bộ và đường sắt ở một số khu vực có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu của ngành logistics đang phát triển.

Theo ông Tú, nếu vấn đề về cơ sở hạ tầng logistics ở Việt Nam được giải quyết, các nhà cung cấp dịch vụ logistics có thể tận dụng được các tiềm năng của đất nước và cải thiện khả năng cạnh tranh. Từ đó mang lại lợi ích cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics, giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác, bởi một hệ thống logistics hiệu quả và hiện đại có thể giúp tăng tốc quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hóa trong các chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, các ý kiến tại hội thảo cũng đề xuất Chính phủ cần cải thiện môi trường đầu tư, thuận lợi hoá hoạt động cấp phép cho doanh nghiệp đầu tư. Đặc biệt là gia tăng đầu tư vào cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông như đường bộ, đường sắt, sân bay và cảng để tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa trên toàn quốc và góp phần gia tăng năng lực cho hoạt động xuất khẩu.

作者:La liga
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜