【soi keo nhat ban】Phân hạng chung cư: Cảnh giác trước chiêu trò của môi giới thiếu lương tâm
-Thiếu chế tài,ânhạngchungcưCảnhgiáctrướcchiêutròcủamôigiớithiếulươngtâsoi keo nhat ban khoảng cách giữa Thông tư về phân hạng chung cư với thực tế còn khá xa, là những điểm khiến ý nghĩa trong việc bảo vệ người mua khó đạt được. Do vậy, hơn ai hết, khách hàng phải cảnh giác trước khi thành… chuyện đã rồi.
Nan giải quảng cáo sai sự thật
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cho rằng, Thông tư 31 được ban hành là trách nhiệm của Bộ Xây dựng. Bởi vì, trong Nghị định 99 của Chính Phủ và Luật Nhà ở cũng quy định là Bộ Xây dựng phải chịu trách nhiệm phân hạng chung cư.
“Về mặt quản lý, qua phân hạng này cũng không thể biết được 100% là các chung cư sẽ được phân hạng thế nào, bởi sẽ có 1 bộ phận chủ sở hữu không có nhu cầu phân hạng chung cư. Cho nên, theo tôi, nó rất ít ý nghĩa trong chuyện phục vụ công tác quản lý.
Còn nhiều vướng mắc trong việc phân hạng chung cư |
Ý nghĩa về mặt giao dịch thì rất khó. Trong cái phân hạng chung cư chỉ được thực hiện sau khi chung cư đã hoàn thành và thậm chí là đã đưa vào sử dụng rồi. Nhưng chủ đầu tư mới làm móng thôi là người ta được bán hàng rồi. Lúc đó, người ta quảng bá sai sự thật, người ta nói đây là chung cư cao cấp mà sau này không đạt thì sao? Không ai kiểm soát trong giai đoạn trước khi bán nhà cho cư dân. Nan giải ở chỗ này.
Đứng về tâm lý người tiêu dùng, họ không quan tâm chuyện đấy là chung cư hạng gì. Người ta chỉ quan tâm là tôi thích cái chung cư đó, thuận cái giá mua bán, như thế là xong” – ông Châu phân tích.
Theo Chủ tịch HoREA, khách hàng phải hết sức tỉnh táo trước những chiêu thức quảng bá đánh bóng sản phẩm, của một số công ty môi giới và chủ đầu tư thiếu lương tâm. Thứ 2 là mình phải thực tế đến tận nơi và xem hồ sơ pháp lý của dự án rồi mới mua. Tránh trường hợp lúc mua không tìm hiểu kỹ, sau đó đâm đơn thư tố cáo như vừa qua.
Người mua khôn lên 1 thì chủ đầu tư khôn lên 2 – 3 lần
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Đất Lành, nhiều nhà đầu tư lạm dụng, thậm chí lợi dụng những tiếng vang của chung cư, để tự phong cho mình là chung cư cao cấp, là chung cư xanh… và không phù hợp với các tiêu chuẩn đề ra.
“Bộ Xây dựng đưa ra các tiêu chuẩn cũng kịp thời chấn chỉnh lại để tránh những việc tự phong không phù hợp. Đứng góc độ 1 doanh nghiệp, tôi hoàn toàn ủng hộ việc Bộ Xây dựng cần có 1 sự phân khúc rõ ràng, cho các tiêu chuẩn nhà loại A, B, C. Và phân loại như thế nào, thì trước khi công bố nên tham khảo các nhà đầu tư, xây dựng, các nhà khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật, để đưa ra 1 cái chuẩn phù hợp nhất về cách đánh giá của chung cư cho hợp lí và chính xác.
Người mua nhà khôn lên 1 thì chủ đầu tư kinh doanh nhà khôn lên đến 2, 3 lần. Cho nên trường hợp chủ đầu tư tạo ra 1 giá trị ảo, 1 danh hiệu ảo thì người dân không biết hết được. Khi Bộ Xây dựng đưa ra tiêu chuẩn phân loại A, B, C này đã phần nào hỗ trợ người dân đánh giá xác thật, đúng đắn chất lượng nhà chung cư tương xứng với số tiền sẽ bỏ ra.
Do vậy, người mua nhà là nên thận trọng vì họ sẽ là người làm chủ sau này. Đôi khi vì chưa cập nhật đủ kiến thức và thông tin nên dễ bị lầm lẫn do đó việc phân loại nhà chung cư là 1 công cụ, phương tiện giúp người mua đánh giá được chất lượng nhà chung cư như thế nào và cân nhắc đầu tư” – ông Đực khuyến cáo.
Quan trọng là uy tín chủ đầu tư
Ông Nguyễn Duy Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Nhà Toàn Cầu (Global Home), cho rằng, thực tế chỉ có 1 số chủ đầu tư quan tâm, có nhu cầu bỏ chi phí cho việc phân hạng này. Và thường xảy ra đối với những căn hộ mà doanh nghiệp chưa bán hết hoặc đang xây dựng. Còn đối với các chủ sở hữu căn hộ hoặc Ban quản trị đã mua và ở trong căn hộ, sẽ không muốn bỏ chi phí thực hiện phân hạng nhà chung cư.
“Tuy nhiên, khi Thông tư này ra đời, cũng giúp cho chủ đầu tư hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn xếp hạng mà quan tâm hơn đến khách hàng. Ví dụ quy định về số căn hộ/ thang máy thì nhiều chung cư hiện nay phân bổ 1 thang máy trên 100 căn hộ, làm ảnh hưởng đến đời sống cư dân tại khu chung cư.
Người mua nhà nên quan tâm đến uy tính chủ đầu tư, giao thông thuận tiện, số lượng thang máy trong chung cư, phân bổ chi phí vận hành cho khu tiện ích và khu công cộng trong căn hộ. Số lượng căn hộ trong chung cư nhiều thì phí quản lý sẽ thấp. Thực tế, tiện ích khu căn hộ càng nhiều thì sau này phí quản lý vận hành cư dân phải đóng sẽ là gánh nặng với nhiều hộ cư dân” – ông Thành nói.
Quốc Tuấn