当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả giải u19】Ngân hàng trung ương lớn nào sẽ cắt giảm lãi suất đầu tiên?

Ngân hàng trung ương lớn nào sẽ cắt giảm lãi suất đầu tiên?
Phố Wall dự báo FED sẽ đưa ra 5 đợt cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong năm nay. Ảnh: Reuters

Thị trường dự đoán đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ bắt đầu vào tháng 3

Theo các nhà phân tích, Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ nổi lên là hai ngân hàng trung ương lớn có nhiều khả năng thay đổi hướng điều hành chính sách tiền tệ trong hai tháng tới, nhưng theo những cách rất khác nhau.

Theo công cụ FedWatch của CME Group, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng 6, với việc thị trường định giá mức giảm 25 điểm cơ bản để đưa lãi suất mục tiêu của FED lên mức từ 5% đến 5,25%.

Biên bản cuộc họp tháng 1 của FED cho thấy, các quan chức cảnh giác với việc cắt giảm lãi suất quá nhanh, đồng thời bày tỏ sự lạc quan thận trọng về xu hướng giảm lạm phát chung.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng dự kiến ​​sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6, với lạm phát khu vực đồng Euro giảm xuống 2,8% trong tháng 1 trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn trì trệ ở hầu hết các nước trong khối.

Theo một cuộc thăm dò gần đây của Reuters, Ngân hàng Trung ương Anh hiện được dự báo sẽ là một trong những ngân hàng cuối cùng bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ thắt chặt của mình, với phần lớn các nhà kinh tế dự kiến ​​đợt cắt giảm đầu tiên vào tháng 8.

Goldman Sachs tuần trước đã lùi lại dự báo các đợt cắt giảm lãi suất từ ​​tháng 5 đến tháng 6, trích dẫn một số chỉ số lạm phát quan trọng có vẻ “có xu hướng vững chắc hơn”.

Tuy nhiên, gã khổng lồ Phố Wall dự đoán Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của FED sẽ đưa ra 5 đợt cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong năm nay, so với mức đồng thuận của thị trường là 3, đưa lãi suất chính của FED về 4% vào tháng 12.

Trên cơ sở dự báo của thị trường, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB) được dự báo sẽ là ngân hàng trung ương G10 đầu tiên cắt giảm lãi suất. Theo dữ liệu của LSEG, thị trường đang định giá khoảng 60% khả năng đợt cắt giảm 25 điểm cơ bản đầu tiên sẽ được bắt đầu vào tháng 3, khiến lãi suất cơ bản của SNB giảm xuống 1,5%.

Lạm phát toàn phần của Thụy Sỹ đã giảm từ 1,7% trong tháng 12/2023 xuống 1,3% trong tháng 1, thấp hơn nhiều so với dự báo đồng thuận, trong khi lạm phát cơ bản giảm từ 1,5% xuống 1,2%.

Các nhà phân tích tại Capital Economics cho biết, mức giảm mạnh đồng nghĩa với việc lạm phát “có vẻ chắc chắn sẽ thấp hơn mức dự báo quý I của SNB là 1,8%”. “Cùng với việc lạm phát cơ bản giảm, chúng tôi cho rằng điều này sẽ khuyến khích các nhà hoạch định chính sách tại SNB cắt giảm lãi suất chính sách từ 1,75% xuống 1,50% tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 3” - Capital Economics dự báo.

Tuy nhiên, ban điều hành chưa đưa ra quyết định trước cuộc họp ngày 21/3 và các nhà kinh tế tại UBS vẫn tin rằng, SNB sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6, sau đó là hai lần cắt giảm nữa vào tháng 9 và tháng 12 với tỷ lệ cuối cùng là 1%.

“Chúng tôi nghĩ SNB sẽ muốn chờ đợi để đảm bảo rằng áp lực giá trong nước không còn gây ra rủi ro lạm phát (dự báo mới nhất của họ giả định lạm phát tăng lên 2% trong quý II)” - ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ cho biết trong một báo cáo cuối tuần.

“Tuy nhiên, với lạm phát tháng 1 bất ngờ giảm, dự báo của SNB có vẻ quá cao đối với chúng tôi và khả năng cắt giảm lãi suất chính sách vào ngày 21/3 đã tăng lên. Để cắt giảm lãi suất, chúng tôi tin rằng điểm cuối trong dự báo lạm phát của SNB sẽ cần giảm xuống dưới 1,5% so với mức 1,6% hiện tại và đường dự báo sẽ phải đi xuống”.

Ngân hàng Nhật Bảnchấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm

Trong khi hầu hết các ngân hàng trung ương lớn đang xem xét nới lỏng chính sách tiền tệ sau hơn 2 năm thắt chặt mạnh mẽ nhằm chống lại lạm phát thì câu hỏi dành cho Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) lại ngược lại.

Trong một báo cáo nghiên cứu phát hành ngày 27/2, Société Générale cho biết, BOJ có mọi thứ cần thiết để cuối cùng loại bỏ các chính sách kiểm soát đường cong lợi suất và lãi suất âm.

Ngân hàng trung ương lớn nào sẽ cắt giảm lãi suất đầu tiên?

Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ở Tokyo. Ảnh: Bloomberg

Lãi suất tiền gửi ngắn hạn của BOJ được ấn định ở mức -0,1% kể từ tháng 1/2016, khi các nhà hoạch định chính sách tìm cách kích thích nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài. Đây sẽ là lần tăng lãi suất đầu tiên của Nhật Bản sau 16 năm.

Tỷ lệ lạm phát cơ bản của Nhật Bản, không bao gồm lương thực và năng lượng, đã giảm xuống 2% so với cùng kỳ vào tháng 1, sau lần tăng hàng tháng thứ ba, điều này gây ngạc nhiên và cho thấy khó có khả năng quay trở lại mức lạm phát cực thấp.

“Nếu lạm phát sẽ ổn định ở mức khoảng 2%, thay vì giảm hoàn toàn về mức trung bình 10 năm (chỉ hơn 1%), thì không có lý do gì để trì hoãn việc dỡ bỏ chính sách kiểm soát đường cong lãi suất và lãi suất âm” - Kit Juckes, người đứng đầu chiến lược ngoại hối toàn cầu của Société Générale cho biết.

Phần lớn các nhà phân tích kỳ vọng BOJ sẽ chấm dứt đợt lãi suất âm kéo dài 8 năm vào tháng 4, cùng với chính sách kiểm soát đường cong lợi suất.

Vào tháng 7 năm ngoái, BOJ đã nới lỏng việc kiểm soát đường cong lợi suất – hay YCC, với việc áp dụng “sự linh hoạt hơn” trong chính sách tiền tệ, một biện pháp dài hạn trong đó nhắm đến một mức lãi suất cụ thể và sau đó mua và bán trái phiếu tương ứng để giữ lợi suất trái phiếu chính phủ trong phạm vi mục tiêu đã chọn.

Phần lớn các nhà phân tích kỳ vọng BOJ sẽ chấm dứt đợt lãi suất âm kéo dài 8 năm vào tháng 4, cùng với chính sách kiểm soát đường cong lợi suất.

Frédérique Carrier - người đứng đầu chiến lược đầu tư tại quần đảo Anh và châu Á tại RBC Wealth Management cho biết trong một báo cáo cuối tuần trước rằng, BOJ đã miễn cưỡng kiềm chế lạm phát trên mức mục tiêu bằng cách chấm dứt chính sách lãi suất âm do lo ngại sẽ đẩy nền kinh tế vốn đã trì trệ của Nhật Bản đi chệch hướng.

Carrier cho biết: “Tuy nhiên, việc duy trì chính sách tiền tệ lỏng lẻo đang làm đồng Yên suy yếu rõ rệt, góp phần gây ra lạm phát. Lạm phát vượt quá mục tiêu 2% trong gần hai năm, như trường hợp của Nhật Bản, sẽ khiến hầu hết các ngân hàng trung ương phương Tây rơi vào chu kỳ thắt chặt, nhưng BOJ đang hành động rất thận trọng”.

“Ký ức về tình trạng giảm phát dai dẳng vẫn còn rất mới và mức tiêu dùng dễ bị tổn thương do dân số trưởng thành của Nhật Bản (trung bình 49 tuổi so với 39 tuổi ở Mỹ). Việc tăng lãi suất quá nhanh có thể có nguy cơ làm sụp đổ nền kinh tế” – Carrier nói thêm.

Tuy nhiên, đồng Yên yếu đã mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu và gây đau đầu cho các nhà nhập khẩu, đồng thời thúc đẩy lạm phát ở Nhật Bản. Carrier lưu ý, đồng thời lập luận rằng giá thị trường cho việc tăng 10 điểm cơ bản vào tháng 6 và 25 điểm cơ bản vào cuối năm là thận trọng, đủ để không làm nền kinh tế bị ảnh hưởng.

Ông nói thêm: “Với việc các ngân hàng trung ương khác cắt giảm lãi suất trong năm nay, chênh lệch lãi suất với Nhật Bản sẽ giảm dần, theo quan điểm của chúng tôi, làm giảm bớt áp lực lên đồng Yên”.

分享到: