会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng đá các câu lạc bộ châu âu】Nhớ mùa nước nổi…!!

【kết quả bóng đá các câu lạc bộ châu âu】Nhớ mùa nước nổi…!

时间:2025-01-10 15:11:02 来源:88Point 作者:La liga 阅读:988次

Thông thường từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch,ớmanướcnổkết quả bóng đá các câu lạc bộ châu âu mùa nước nổi tràn về mang theo phù sa cùng nguồn lợi thủy sản dồi dào, nhưng đến nay mùa nước nổi vẫn chưa về và người dân vẫn đang ngóng trông...

Anh Tú đã chuẩn bị sẵn cái côn, chờ nước lên thì đi bắt cá.

Nếu như vào thời điểm này những năm trước, mùa nước nổi đã tràn về khắp các cánh đồng. Cứ đến mùa này, người nào ít vốn thì đi giăng câu, thả lưới, đẩy côn... còn người nhiều vốn sẽ đầu tư nuôi lươn, nuôi cá vì dễ tìm thức ăn trong tự nhiên. Tuy nói rằng đây chỉ là thu nhập phụ trong những tháng nông nhàn, nhưng nếu chịu khó thì chẳng thua kém gì trồng lúa. Mùa nước nổi về, đã mang theo phù sa, tháo chua rửa phèn, đem đến nguồn lợi thủy sản rất phong phú... Những năm nước nổi về nhiều, cá tôm từ thượng nguồn đổ về nhiều không kể siết, những người đi giăng lưới hay thả câu… phút chốc đã thấy nặng tay. Thế nhưng, năm nay dường như hình ảnh những cọng rơm, gốc rạ chìm sâu dưới nước, hay màu nước trắng xóa mênh mông khắp cánh đồng vẫn chưa thấy đâu. Nước nổi không về, những cái côn, tay lưới năm nào từng rong ruổi cùng chủ đi khắp các cánh đồng để kiếm từng con cá làm phong phú thêm cho bữa cơm hay tăng thêm thu nhập cho gia đình, giờ đây đã đành nằm chỏng chơ bên xó nhà. Anh Phạm Hồng Thật, ở ấp 11, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, bày tỏ: “Đến giờ này mà trên đồng ruộng còn cạn khô, không có nước nôi gì hết, kiểu này làm sao mà đẩy côn cho được. Mấy năm trước mùa này tui đâu có ngơi tay đâu”. Còn nhớ con nước rằm tháng 8 năm ngoái, anh Thật đã rong ruổi trên các cánh đồng đẩy côn kiếm cá, ngày nào ít cùng tròm trèm 100.000 đồng, ngày nào hên cũng được 200.000-300.000 đồng. Với gia đình nông thôn, lại không ruộng vườn như anh, đây là khoản thu nhập đáng kể.

Gia đình anh Thật có 3 thành viên, mọi thu nhập hàng ngày đều phụ thuộc vào tiền làm hồ và bán tạp hóa của vợ chồng anh. Mọi năm, vào những tháng nước nổi, anh thường đi đẩy côn và nuôi cá lóc, để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, với con nước kém như hiện nay, anh Thật không thể kiếm cá như trước. “Cứ nghĩ con nước lớn như những năm trước nên tui cùng mấy anh em trong xóm đi mua tre về chuẩn bị đẩy côn hơn nửa tháng nay rồi. Ai ngờ đâu, tình hình nước kém như thế này. Nước lũ không về thì đâu có nguồn lợi thủy sản, nông dân chúng tôi sẽ thiệt trăm bề”, anh Thật trải lòng.

Nhìn con nước kém trước nhà, bà Nguyễn Thị Sáu, ở ấp Xẻo Môn, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, than: “Năm ngoái, vào mùa này tui bận rộn từ sáng đến tối, hết đi thả lưới lại đi thăm. Tuy cực nhưng cũng kiếm được 100.000-200.000 đồng/ngày, nhờ đó mà có tiền xoay xở trong gia đình. Năm nay nước kém thế này, có giăng lưới được gì đâu, cuộc sống vì thế cũng túng thiếu hơn. Nhìn mấy tay lưới mà buồn muốn thúi ruột”.

Mùa nước nổi vốn là mùa mưu sinh bận rộn, năm nay do nước chưa tràn vào đồng ruộng nên những hộ dân vốn kiếm sống bằng việc giăng lưới, cắm câu, đẩy côn... trên đồng nước phải chịu cảnh... thất nghiệp. Mùa nước nổi về muộn, không chỉ những hộ làm nghề đánh bắt thủy sản gặp khó khăn mà người trồng lúa cũng không được vui khi nước về quá thấp. Theo ông Nguyễn Văn Hòa, ở ấp 4A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, nước lũ về sẽ mang theo lượng phù sa, cho đất thêm phì nhiêu. Nhờ đó, lúa vụ mùa sau sẽ tươi tốt. Ngược lại, nước lũ không về, mặt ruộng sẽ không được làm sạch, những mầm bệnh còn sót lại sẽ có cơ hội phát tán. Ngoài ra, với lượng phù sa bồi lắng giảm sẽ kéo theo chi phí bơm trục, thuốc trừ sâu, phân bón gia tăng. Từ đó, tăng thêm giá thành sản xuất, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân. “Người nông dân chúng tôi ai cũng mong lũ về, bởi lũ mang lại phù sa bồi đắp đồng ruộng, tháo chua rửa phèn, hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, vào những năm lũ lớn nguồn cá, tép sẽ dồi dào, giúp người dân có thêm nguồn thu nhập đáng kể”, ông Hòa bộc bạch.

Đã hơn rằm tháng 8 nhưng mùa nước nổi vẫn chưa về, những cánh đồng trơ trọi, không còn cảnh sung túc đẩy côn, giăng lưới, thả câu hay cảnh người dân đi mò cua, bắt ốc. Anh Nguyễn Văn Tú, ở ấp 11, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, trầm buồn nói: “Những năm trước, vào tháng này con nước đã tràn đồng, mang theo biết bao sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nghèo. Giờ đây, dụng cụ bắt cá đã sẵn sàng, nhưng chúng tôi vẫn đang ngóng con nước về. Không biết vì sao, mà chờ hoài vẫn chưa thấy mùa nước nổi!”.

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
  • Khi doanh nghiệp thay đổi thông tin đăng ký thuế
  • Gần 6 triệu cuộc gọi đến tổng đài 111 trong 20 năm
  • Thời tiết ngày 17
  • Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
  • Bồn bồn mùa nắng hạn
  • Thương hiệu quê hương
  • Điều chỉnh sản xuất linh hoạt
推荐内容
  • Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
  • Mùa dưa gang
  • Thay đổi mức đóng các loại bảo hiểm khi bỏ lương cơ sở từ 1
  • Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở tại khu vực Tây Nguyên và Bình Phước
  • Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
  • Tất bật hộ đê