>> Dòng tiền giảm dần và những 'vết lặp' đáng ngại từ quá khứ >> Chứng khoán 28/2: Tiền suy yếu, thị trường phục hồi thiếu lực Chỉ số đã đạt đỉnh? Mức giảm kỷ lục gần nhất của VN-Index là ngày 28/8/2013, mất 2,5% trong một ngày. Tuy nhiên ngay cả ở trong phiên đó, số cổ phiếu giảm giá cũng không nhiều như hôm nay. Thống kê hai sàn lúc đóng cửa có tới 413 cổ phiếu giảm giá, trong số này 61 cổ phiếu giảm sàn. Một điều cực kỳ đáng ngại, là khi VN-Index giảm xuống dưới mức 580 điểm, áp lực bán ra đã tăng lên ồ ạt đẩy chỉ số lao dốc sâu hơn. Nguyên nhân chính là trên phương diện kỹ thuật, hầu hết các công ty chứng khoán đều nhìn nhận xu thế tăng giá suốt từ đầu năm 2014 đến nay sẽ chấm dứt nếu VN-Index sụt mạnh xuống dưới đường hỗ trợ. Việc thủng 580 điểm xác nhận VN-Index đã gãy đường hỗ trợ này. Đó cũng là nguyên nhân tại sao nhà đầu tư lại quyết liệt bán ra như vậy. Sẽ càng lúc càng có nhiều nhà đầu tư nhìn nhận rủi ro tăng cao khi VN-Index chấm dứt xu thế tăng, đồng nghĩa với khả năng điều chỉnh giảm kéo dài. Áp lực bảo toàn lợi nhuận và cắt lỗ, hạ đòn bẩy tài chính sẽ khiến các lệnh bán vào nhanh hơn. Hôm nay gánh nặng lớn nhất của thị trường chính là các blue-chips – nhóm cổ phiếu nòng cốt của 2 tháng tăng trưởng đang diễn ra. Khá nhiều cổ phiếu trong nhóm này đạt mức tăng tốt, tức là áp lực lợi nhuận rất lớn. Nhà đầu tư dù có phải bán hạ giá thì tỉ lệ lợi nhuận vẫn còn cao. Nguyên nhân chính là trên phương diện kỹ thuật, hầu hết các công ty chứng khoán đều nhìn nhận: Xu thế tăng giá suốt từ đầu năm 2014 đến nay sẽ chấm dứt, nếu VN-Index sụt mạnh xuống dưới đường hỗ trợ. Việc thủng 580 điểm xác nhận VN-Index đã gãy đường hỗ trợ này. Trong nhóm HSX30, đóng cửa phiên hôm nay chỉ còn độc hai mã tăng là HPG, tăng 0,21% và PVT tăng 0,69%. Hai cổ phiếu này cũng có mức vốn hóa không nổi bật, trong khi 25 cổ phiếu khác giảm sâu. Tính về sức kéo thì GAS vẫn là cổ phiếu ảnh hưởng nhiều nhất tới VN-Index khi giảm giá 1,2%. Tuy nhiên VN-Index còn được một số cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng giá bù đắp một chút. Ngược lại, HSX30 thực sự là rổ cổ phiếu thiệt hại nặng nhất, giảm 2,99%. May mắn duy nhất nếu có thể tính đến là VNM còn trụ lại ở tham chiếu lúc đóng cửa. Còn lại hàng loạt cổ phiếu lớn nhất đều giảm: MSN giảm 4,9%, VIC giảm 2,61%, BVH giảm 0,85%, VCB giảm 2,61%, DPM giảm 2,65%. Đó là chưa kể đến hàng loạt mã như CTG, EIB, DRC, FPT, HAG, HSG, ITA, OGC, PET, PGD, PPC, PVD, REE, SSI… cũng mất giá nghiêm trọng. Sàn Hà Nội cũng có một phiên giảm điểm choáng váng. HNX-Index đóng cửa dưới tham chiếu 3,2%. Mức giảm của chỉ số hôm nay chỉ kém biên độ ngày 20/2 vừa qua, còn lại là mức giảm mạnh nhất trong 12 tháng gần đây. Chỉ số này phải hứng chịu áp lực giảm lớn đến như vậy là do có quá nhiều cổ phiếu vốn hóa hàng đầu giảm mạnh: ACB giảm 2,34%, SHB giảm 3,23%, PVS giảm 6,46%, chưa kể hàng loạt mã như PVX, SCR, VCG, VND, KLS, BVS, S96… giảm mạnh. Phiên giảm mạnh về điểm số hôm nay khiến khả năng cách chỉ số chính đã đạt đỉnh là rất lớn. Với VN-Index, ngày 27/2 đã đạt tới mức cao nhất 596,4 điểm, và 3 phiên sau đó không lần nào quay trở lại tiệm cận mức 600 điểm nữa. Với mức giảm quá sâu hôm nay, khả năng đó càng hẹp lại. Với HNX-Index, sau khi đạt đỉnh 84,32 điểm cũng trong ngày 27/2, chỉ số càng ngày càng rời xa đỉnh này. Vốn ngoại “hãm” mua
Trong những phiên sụt giá mạnh như hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài thường được trông chờ nhiều nhất. Bất ngờ của hôm nay là khối ngoại đã “đổ dầu vào lửa” khi bán ra ào ạt trong khi mua vào rất ít. Danh bán ra kéo dài ở hầu như tất cả các blue-chips quen thuộc là thực trạng ít thấy trong một ngày mất giá lớn như hôm nay. Hàng chục tỷ đồng giá trị cổ phiếu đã bị bán đi tại DPM, HAG, MSN, PVD, VCB, VIC, chưa kể đến DRC, GMD, HPG, ITA, PET, PPC, STB, BVH, DXG, DIG…. Tổng giá trị cổ phiếu bán ra hôm nay ở sàn HSX qua những giao dịch khớp lệnh của nhà đầu tư nước ngoài lên tới 170,3 tỷ đồng, trong khi giá trị mua vào chỉ là 74,8 tỷ đồng. Như vậy khối ngoại đã rút ròng ra khỏi thị trường 95,5 tỷ đồng. Tại HNX, quy mô bán “hiền” hơn, chỉ khoảng 4 tỷ đồng. Giá trị vốn ròng ở sàn này là 14,9 tỷ đồng. PVX, SHB, PVS, APS được mua nhiều nhất. Cho đến ngày 27/2 vừa qua, số liệu cho thấy quỹ ETF VNM vẫn huy động được thêm 2,14 triệu USD nữa, nâng tổng mức huy động của 2 tuần qua lên 16,93 triệu USD. Vốn ngoại 2 tuần qua vẫn mua ròng tích cực. Tuy nhiên theo số liệu đến ngày 28/2, mức chênh lệch giá chứng chỉ quỹ và giá trị tài sàn ròng của quỹ VNM đã thu hẹp lại, chỉ còn 1,55%. Như vậy khả năng huy động thêm vốn mới là tương đối khó khăn. Càng gần đến kỳ đảo danh mục, mức chênh lệch này thường hẹp lại. Do đó các quỹ ETF có thể sẽ dừng mua trong những tuần tới.
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
Khánh Nhi |