设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【nhận định bóng đá ngày mai】Lần đầu tiên trong 10 năm, bội chi ngân sách đảm bảo kế hoạch 正文

【nhận định bóng đá ngày mai】Lần đầu tiên trong 10 năm, bội chi ngân sách đảm bảo kế hoạch

来源:88Point 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-10 10:41:11

BT

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình tại phiên họp.

Thu ngân sách tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng,ầnđầutiêntrongnămbộichingânsáchđảmbảokếhoạnhận định bóng đá ngày mai lạm phát

Trả lời về vấn đề ước tăng thu so với dự toán năm 2017 là 2,5%, được cho là thấp so với tăng trưởng kinh tế và lạm phát của năm, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, tại thời điểm làm dự toán 2017 vào cuối năm 2016, con số ước dự toán thu đã tăng 16,7% so với ước thực hiện năm 2016. Trong đó, dự toán thu nội địa so với ước thực hiện 2016 đã tăng tới 19%. "Thậm chí một số đại biểu đã cho rằng mức tăng này là quá cao bởi so với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% và lạm phát 4%, thì mức dự toán thu này đã tăng cao gấp rưỡi. Đến nay, trong báo cáo ước thực hiện lại dự kiến tăng thêm 2,5%. Như vậy, mức tăng này là rất cao so với tăng trưởng kinh tế và lạm phát chứ không phải tăng thấp như ý kiến đã nêu", Bộ trưởng khẳng định.

Đánh giá riêng về thu nội địa, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, sau khi trừ một số khoản như thu từ xổ sổ, đất, lợi nhuận, cổ tức còn lại của DNNN… thì mức ước thu còn lại tăng khoảng 15,7% so với ước thực hiện 2016. Trong đó, thu từ khu vực DNNN tăng 9,2%, thu từ khu vực FDI tăng 23%, thu ngoài quốc doanh tăng 23,8% so với ước thực hiện năm 2016 là mức dự toán đã quá cao. Trong khi tổng thu 2016 chỉ tăng 10,3% so với ước thực hiện năm 2015.

Đến nay, báo cáo ước thực hiện cho thấy mức thu nội địa tăng 14,1% so với ước thực hiện 2016, trong khi đó, thông thường nhiều khoản thu được tập trung cuối năm. Bên cạnh đó, một số khu vực kinh tế khả năng không hoàn thành dự toán là do thị trường tiêu thụ giảm lớn như ô tô, số thu các mặt hàng trọng điểm như rượu bia, thuốc lá, ngân hàng, dầu khí… tăng trưởng thấp. Tuy nhiên, các lĩnh vực này vẫn có mức tăng trưởng thu cao hơn so với cùng kỳ.

Cần cơ chế xử lý hơn 28.000 tỷ đồng nợ không có khả năng thu hồi

Liên quan đến tình hình thu ngân sách, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng nhấn mạnh những kết quả trong lĩnh vực thanh, kiểm tra, đôn đốc thuế, thu nợ đọng thuế. Theo Bộ trưởng, đến hết tháng 8/2017, số nợ đọng thuế là 74.127 tỷ đồng, giảm 810 tỷ đồng so với tháng 7, chiếm 8% trên tổng thu nội địa. Trong đó, nợ có khả năng trả là hơn 27.913 tỷ đồng, chiếm 37,7% tổng nợ đọng, giảm 2.920 tỷ đồng so với cuối năm 2016.

Như vậy, tổng nợ có khả năng thu trên tổng dự toán thu nội địa là 3%. Trong đó nợ thuế và phí là 19.000 tỷ đồng, nợ tiền thu từ đất 8.800 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp là 18.126 tỷ đồng, chiếm hơn 24% tổng nợ đọng. Số thu nợ đọng thuế luôn đạt năm sau cao hơn năm trước. Tiền thuế đọng đã thu được 35.000 tỷ đồng, rất cao so với các năm trước. Tỷ lệ nợ đọng thuế trên tổng thu nội địa tuy vẫn cao, nhưng đã giảm dần từ năm 2014 là 12,2%, đến hết năm 2016 còn 8,5% và nay còn 7,8%.

Tuy nhiên, trong tỷ lệ nợ đọng này, số tiền nợ thuế của người nộp thuế đã chết, mất tích, ngừng nghỉ, bỏ địa chỉ kinh doanh… không có khả năng thu khá lớn là 28.088 tỷ đồng, chiếm 3,78%. Tính đến hết ngày 31/7, số người nợ thuế, phạt chậm nộp không có khả năng thu hồi lên đến 695.240 đối tượng. Trong đó đối tượng DN là 186.293 đơn vị, hộ đăng ký, cá nhân là 598.000 người. Đây là một mặt trái cần lưu ý bên cạnh con số tích cực về số lượng DN thành lập mới.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính đang tổng hợp, phân tích để xin cơ chế xử lý. Nếu xử lý được số nợ đọng thuế không có khả năng thu hồi thì tỷ lệ nợ đọng thuế sẽ giảm xuống mức rất tích cực là 3%. “Chúng tôi kiến nghị đưa vấn đề này vào Nghị quyết Quốc hội, đề xuất Quốc hội giao Chính phủ sửa Luật Quản lý thuế để xử lý được vướng mắc, khó khăn này”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.

Cùng với việc tích cực đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, năm qua ngành Thuế đã tiến hành 67.650 cuộc thanh tra, kiểm tra, thu thêm 13.419 tỷ đồng, giảm lỗ 22.130 tỷ, mà thực chất đây chính là chuyển giá.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, vừa qua, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định về chống chuyển giá và đã thực hiện rất tích cực. Tuy nhiên thực tế việc chống chuyển giá phải tiến hành ở nhiều khâu với sự vào cuộc của nhiều ngành liên quan. Việc chuyển giá có thể diễn ra ngay từ khâu đầu tư, đưa máy móc thiết bị vào sản xuất và kê giá cao, sau đó mới đến sản xuất kinh doanh, và cuối cùng là tiêu thụ. Hiện nay, chỉ riêng ngành Thuế đang thực hiện thanh kiểm tra ở khâu sản xuất kinh doanh, còn các khâu đầu tư, tiêu thụ… vẫn chưa có sự kiểm soát chặt chẽ, do đó rất cần sự tham gia của nhiều ngành để chống chuyển giá được hiệu quả.

TV
Phiên họp sáng 12/10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Cơ cấu nợ công ngày càng tích cực, bền vững

Trả lời một số câu hỏi khác về tình hình bội chi, nợ công, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, bội chi năm 2017 nhiều khả năng đảm bảo mục tiêu 3,5% hoặc thấp hơn. Như vậy, đây là lần đầu tiên trong 10 năm chúng ta giữ được tỷ lệ bội chi theo kế hoạch.

Bộ trưởng cũng nêu rõ, năm 2018, trước nhu cầu đầu tư cao, Chính phủ đề xuất mức bội chi 3,7%. Theo tính toán, các năm tiếp theo, bội chi sẽ giảm dần còn 3,6% và 3,4%, đảm bảo mục tiêu theo Nghị quyết là dưới 4% cho cả giai đoạn 5 năm và đạt dưới 3,5% vào năm 2020.

Cùng với việc giảm bội chi, nợ công, nợ Chính phủ cũng được cơ cấu lại theo hướng tích cực. Bộ trưởng cho biết, năm 2011, nợ Chính phủ là 78,5%, nợ Chính phủ bảo lãnh là 20,6%, và chính quyền địa phương là 0,78%. Đến hết năm 2016, nợ Chính phủ chiếm 82%, nợ Chính phủ bảo lãnh giảm xuống còn 6,1%, nợ chính quyền địa phương là 1,18%. Về tỷ trọng nợ trong nước, nước ngoài, năm 2011, nợ trong nước chiếm 38,9%, nợ nước ngoài 61%. Đến hết 2016, nợ trong nước là 60,2% và nợ nước ngoài là 39,7%.

Về kỳ hạn phát hành, năm 2012 kỳ hạn phát hành chỉ 2,97 năm, đến năm 2016 kỳ hạn tăng lên 8,7 năm và 9 tháng năm nay đạt kỳ hạn 13 năm. Ngược lại, lãi suất năm 2011 là 12%, đến năm 2016 còn 6,28%, và năm nay xấp xỉ còn 6%. Các khoản nợ ngắn hạn, lãi suất cao của các năm 2012, 2013 đã được thanh toán hết. Khoản nợ của Bảo hiểm Xã hội đã được trái phiếu hoá với thời hạn 5 năm trở lên. Tỷ lệ trái phiếu do các ngân hàng nắm giữ chỉ còn 54% so với 78% của năm trước. “Như vậy, cơ cấu nợ công đang đi rất đúng, trúng và hiệu quả theo hướng phát triển cơ sở nhà đầu tư, kỳ hạn dài hơn, lãi suất giảm mạnh”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.

H.Y

热门文章

0.4994s , 7651.2109375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【nhận định bóng đá ngày mai】Lần đầu tiên trong 10 năm, bội chi ngân sách đảm bảo kế hoạch,88Point  

sitemap

Top