当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【thứ hạng của trabzonspor】Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực 正文

【thứ hạng của trabzonspor】Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực

来源:88Point   作者:Nhận Định Bóng Đá   时间:2025-01-10 00:43:02
hop tac vi an ninh va phat trien khu vuc
Thẩm phán Kriangsak Kittichairasee,ợptácvìanninhvàpháttriểnkhuvựthứ hạng của trabzonspor Toà án Luật biển quốc tế ITLOS phát biểu đề dẫn hội thảo

Hội thảo có với sự tham gia của 220 đại biểu là các học giả trong nước và quốc tế, các đại diện đến từ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

Phát biểu tại phiên khai mạc vào sáng ngày 8/11, PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao đánh giá, Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông, sau 10 năm tổ chức đã có được khung chương trình nghị sự ổn định, giúp hình thành một mạng lưới học giả quốc tế nghiên cứu về biển Đông, góp phần nâng cao nhận thức của giới hoạch định chính sách và công chúng về vấn đề biển Đông; xét từ góc độ học thuật, vấn đề biển Đông đã trở thành một chủ đề nghiên cứu với nội dung đa dạng, đa ngành và đa chiều, thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của giới học giả.

PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng kêu gọi các chuyên gia, học giả tiếp tục phát huy tinh thần “thẳng thắn, khách quan, khoa học, cầu thị”, tích cực đưa ra những kiến nghị xác đáng giúp chính phủ các nước liên quan cùng phối hợp hành động vì môi trường hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

hop tac vi an ninh va phat trien khu vuc
Trong 2 ngày, các đại biểu sẽ tích cực đưa ra những kiến nghị xác đáng giúp chính phủ các nước liên quan cùng phối hợp hành động vì môi trường hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực

Chào mừng các đại biểu tham dự hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng - ông Hồ Kỳ Minh - cho biết, Đà Nẵng là cửa ngõ biển quan trọng của Việt Nam. Đây là địa phương có nền ngư nghiệp phát triển bậc nhất Đông Nam Á. Từ hàng ngàn năm nay, nhân dân địa phương lấy biển là nhà, coi biển là nơi giao thương, sinh kế. Ngư dân địa phương đánh bắt cá ở ngư trường truyền thống trên biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.

Đại diện lãnh đạo TP. Đà Nẵng cho rằng, biển Đông, vùng biển với tài nguyên phong phú, tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng, hệ sinh thái cùa hàng ngàn loài sinh vật biển, thay vì trở thành cầu nối hợp tác và cái nôi của thịnh vượng, lại có nguy cơ trở thành một điểm nóng nguy hiểm của khu vực. Mặc dù cộng đồng quốc tế cũng như các bên liên quan đã có những nỗ lực, song tiến trình giải quyết tranh chấp hướng tới một nền hoà bình, ổn định lâu dài và bền vững chưa có bước tiến rõ rệt, khiến các địa phương, nhân dân ven biển hết sức lo lắng. Tranh chấp trên biển Đông nếu không được kiềm chế sẽ là thảm hoạ cho những những người dân lương thiện đang sống dựa vào biển và cũng như hoà bình, ổn định của toàn khu vực.

Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng bày tỏ hy vọng các đại biểu sẽ trao đổi thẳng thắn về thực trạng tình hình biển Đông, đề xuất các sáng kiến hướng đến kiểm soát tốt tình hình, từng bước xây dựng một biển Đông hoà bình, hữu nghị và hợp tác bền vững, đảm bảo an ninh, an toàn cho cuộc sống của 300 triệu người dân ven biển, đóng góp vào hoà bình, ổn định của khu vực.

Phát biểu dẫn đề tại phiên khai mạc hội thảo, thẩm phán Kriangsak Kittichairasee, Toà án Luật biển quốc tế ITLOS đánh giá cao ý nghĩa của Hội thảo quốc tế về biển Đông, chuỗi Hội thảo quốc tế về biển Đông đã trở thành một diễn đàn thiết thực để các chuyên gia, học giả trao đổi, tìm kiếm các cách thức quản lý và giải quyết xung đột ở biển Đông; cho rằng hợp tác vì hoà bình, ổn định và phát triển tại khu vực biển Đông cần dựa trên bốn thành tố: ngăn ngừa xung đột, quản lý khủng hoảng, giải quyết tranh chấp và các cơ chế giám sát; khẳng định giải pháp cơ bản để giải quyết tranh chấp là các bên tìm kiếm các sáng kiến hợp tác cụ thể, thực chất, đồng thời kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình.

hop tac vi an ninh va phat trien khu vuc
Các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo

Trước đó, tối ngày 7/11, gặp mặt các đại biểu tham dự hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung nhấn mạnh sự cần thiết duy trì môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực và biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, cho rằng đây là trách nhiệm không chỉ của các quốc gia ven biển mà còn là của tất cả các quốc gia liên quan. Thứ trưởng Lê Hoài Trung mong muốn các học giả tham dự Hội thảo biển Đông lần thứ 10 cùng thảo luận, gợi ý các cơ chế phù hợp duy trì an ninh, thúc đẩy hợp tác ở biển Đông và cả khu vực rộng lớn hơn, bảo đảm lợi ích chính đáng, hợp pháp của tất cả các quốc gia, đề xuất các giải pháp công bằng, hợp lý, bền vững nhằm giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Tại hội thảo, 32 tham luận sẽ được trình bày, tình hình biển Đông, động thái của các nước trong 10 năm qua sẽ được các đại biểu thảo luận, đánh giá toàn diện. Các chủ đề lớn trong chương trình nghị sự bao gồm: xu hướng phát triển và cục diện khu vực trong thập kỷ qua, vị trí của biển Đông trong khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương, nội hàm chính sách của các nước lớn đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và các tác động đối với khu vực, các biện pháp hoà bình quản lý và giải quyết tranh chấp.

标签:

责任编辑:Thể thao