【bảng xếp hạng giải hạng 2 trung quốc】Giải mã động thái Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ

时间:2025-01-10 07:44:56 来源:88Point

giai ma dong thai trung quoc pha gia dong nhan dan te

Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC)

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là tại sao Trung Quốc phá giá đồng NDT?ảimãđộngtháiTrungQuốcphágiáđồngNhândântệbảng xếp hạng giải hạng 2 trung quốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) nhấn mạnh mong muốn tạo sự linh hoạt hơn cho NDT để đồng tiền này có thể chuyển đổi hơn nữa, một trong những điều kiện để tham gia giỏ tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hay Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF. IMF sẽ công bố liệu NDT có được tham gia giỏ tiền tệ của IMF trong tháng 11 tới hay không. Thể chế này đã cảnh báo rằng NDT phải chấp nhận sự biến động của thị trường và phải được “tự do sử dụng”.

Thứ hai, khó có thể đánh giá tác động của việc phá giá đồng NDT nếu không hiểu về cơ chế hoạt động của thị trường ngoại hối Trung Quốc. Sự chuyển đổi của đồng NDT vẫn được Bắc Kinh giám sát chặt chẽ vì lo ngại sự thoái vốn mất kiểm soát. Hàng ngày, thị trường ngoại hối Trung Quốc được các nhà điều hành và PBoC đưa ra tỷ giá tham chiếu của NDT so với USD và tỷ giá giao dịch chỉ được phép dao động 2% so với tỷ giá tham chiếu do Bắc Kinh đưa ra.

Câu hỏi thứ ba, cũng là câu hỏi mà thị trường đang rất quan ngại, đó là liệu Trung Quốc có khơi dậy cuộc chiến tiền tệ? Với sự mất giá đáng kể này, Trung Quốc đã khơi lại bóng ma của cuộc chiến tiền tệ, mặc dù Bắc Kinh luôn phủ nhận điều đó. Giám đốc nghiên cứu của PBoC Ma Jun cho rằng sự mất giá chỉ là một sự điều chỉnh mang tính kỹ thuật và biến động của NDT trên thị trường liên ngân hàng, do đó “việc cho phép đồng NDT suy yếu so với USD không có nghĩa là sự khởi đầu của một xu hướng đi xuống”.

Hãng xếp hạng và đánh giá tín nhiệm Standard & Poor cũng cho rằng quyết định bất ngờ của Trung Quốc cho phép linh hoạt hơn trong tỷ giá hối đoái là khá hợp lý về mặt kinh tế và không giống như sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh tiền tệ.

Cũng có thể nói động thái phá giá NDT là câu trả lời cho chính sách của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) mua lại tài sản cam kết trong nhiều năm và chính sách nới lỏng định lượng tiền tệ (QE) của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Các gói QE khi thực hiện đã cho phép Mỹ và khu vực đồng euro giảm giá mạnh đồng tiền của họ. Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng tiến hành các gói kích thích kinh tế khiến đồng yên giảm 35% trong ba năm. Không phải là vô lý khi mà Bắc Kinh điều chỉnh giá đồng NDT trước chính sách tiền tệ của các đối thủ cạnh tranh.

Thứ tư, quyết định bất ngờ của PBOC và biên độ phá giá lớn của đồng NDT đã làm các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới sụt giảm nghiêm trọng và khiến đồng USD mạnh lên. Ngày hôm sau, khi PBoC tiếp tục phá giá NDT, tất cả các thị trường chứng khoán châu Âu đều giảm mạnh trong đó các công ty có liên quan với Trung Quốc giảm mạnh nhất. Các nguyên liệu đầu vào chịu ảnh hưởng mạnh từ sự mất giá của đồng NDT vì nó trở nên đắt hơn đối với Trung Quốc, khách hàng lớn với các nguồn tài nguyên toàn cầu. Giá dầu đã giảm xuống mức mức thấp nhất trong hơn 6 năm và có thời điểm xuống dưới 40 USD/thùng.

Câu hỏi cuối cùng liên quan đến những tác động của việc phá giá này. Tác động tích cực chính là thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc, nhưng nó cũng làm tăng gánh nợ của các công ty Trung Quốc vay nợ bằng USD. Lạm phát tại Trung Quốc cũng có thể tăng do chi phí nhập khẩu bằng ngoại tệ tăng, kéo theo nguy cơ chảy vốn khỏi Trung Quốc do các nhà đầu tư lo lắng tài sản của họ bị mất giá theo đà giảm của NDT.

推荐内容