Khổ vì đường
TheởDựánđườngKimNgọkết quả bóng đá giải vô địch phápo đơn thư phản ánh của người dân tại ba xã Kim Ngọc, Đồng Tâm, Đồng Tiến, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội tại 3 xã nói trên và nhận thấy tầm quan trọng của tuyến đường Kim Ngọc - Đồng Tâm - Đồng Tiến, nên tỉnh Hà Giang đã quyết định đầu tưtuyến đường trên cho người dân sở tại.
Ngày 1/10/2008, UBND tỉnh Hà Giang có Quyết định số 3221/QĐ - UBND phê duyệt đầu tư xây dựng Dự ánCải tạo nâng cấp tuyến đường Kim Ngọc - Đồng Tâm - Đồng Tiến, với mức đầu tư hơn 80 tỷ đồng. 5 năm sau, ngày 30/10/1013, UBND tỉnh Hà Giang lại có Quyết định số 2455/QĐ - UBND phê duyệt điều chỉnh, bổ sung thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư Dự án, đồng thời nâng tổng số vốn đầu tư lên thành 252 tỷ đồng.
. |
Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, người dân sở tại đã tự nguyện hiến hàng trăm mét vuông đất, hàng ngàn cây ăn trái lưu niên đang thu hoạch để làm đường. Khi doanh nghiệpthực hiện xong giải phóng mặt bằng, xây cầu, cống, lu nền đất bằng phẳng, người dân phấn khởi vì tin rằng, ước mơ về con đường bê tông sắp thành hiện thực.
Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, tháng 7/2017, UBND tỉnh Hà Giang có quyết định cắt giảm quy mô đầu tư khiến việc thi công tuyến đường bị dừng và vì vậy, do chưa được thi công tới điểm dừng kỹ thuật, nên mặt đường nhanh chóng xuống cấp.
“Sau khi Dự án ngừng thi công, trời nắng thì bụi mù trời, còn những ngày mưa to, các khu dân cư bị chia cắt vì đường đã biến thành những ao nước… Học sinh đi học mà khi tới trường như thể vừa đi cày về vì lấm lem bùn đất”, ông Nguyễn Văn Sơn, người dân xã Đồng Tiến cho hay.
Anh Đặng Văn Anh (xã Đồng Tiến) cho biết thêm: “Từ năm 2014 đến nay, đi lại trên tuyến ngày một khó khăn hơn, nhiều người ngã gây tai nạn, chính bản thân tôi cũng từng ngã bị thương hai đầu gối”.
Cùng tâm trạng trên, ông Nguyễn Đức Mạnh, xã Đồng Tâm cho hay: “Có gần 20 km, nhưng đã đầu tư làm hai lần vào năm 2008 và 2014. Làm dang dở, nên tiền đầu tư quá lãng phí bởi làm đằng trước, hư đằng sau, nên chúng tôi khổ vẫn hoàn khổ”.
Ông Hoàng Văn Hà, xã Kim Ngọc thì than thở: “Nếu hoàn thành con đường này, không chỉ thuận tiện cho người dân 3 xã chúng tôi, mà còn giúp người dân ở huyện Chiêm Hóa và Na Hang đến TP. Hà Giang dễ hơn bởi gần được mấy chục cây số”.
Trước thực trạng trên, ông Chương Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Đồng Tiến cho biết: “Tuyến đường này hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế và đi lại của bà con chúng tôi. Hơn nữa, khu vực này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên mong muốn được tỉnh tiếp tục đầu tư để bà con phát triển kinh tế, ổn định chính trị”.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện UBND huyện Bắc Quang cũng chia sẻ, diện tích đất bà con hiến tặng trị giá khoảng hơn 3 tỷ đồng, nên việc dừng thi công là rất đáng tiếc, song chúng tôi cũng chẳng thể làm gì được. Biết bà con rất bức xúc, nhưng cũng chỉ mong nhận được sự thông cảm với khó khăn của huyện, tỉnh.
Đầu tư có hiệu quả?
Theo phản ánh của người dân, tuyến đường Kim Ngọc - Đồng Tâm - Đồng Tiến mới hoàn thiện xong các hạng mục cầu, cống và nền đường thì bị ngừng thi công đã khiến cho phần nền bị hư hỏng nặng, gây khó khăn trong đi lại, sinh hoạt cho bà con. Nhưng điều trái khoáy là, trong khi chính quyền tỉnh nói lý do ngừng Dự án là do thiếu ngân sách, thì lại đầu tư một tuyến đường khác nối Đồng Tâm với Đồng Tiến. Theo phản ánh của người dân, tuyến đường này dài hơn 9 km, với tổng số vốn gần 120 tỷ đồng, nhưng lại đi lên núi và chỉ phục vụ cho gần 20 hộ dân sinh sống gần đường; người dân khu vực 3 xã này rất ít đi lại trên con đường đó vì vừa xa hơn lại trái tuyến.
Chính sự trái khoáy đó đã khiến người địa phương rất tâm tư, không hiểu vì sao UBND tỉnh Hà Giang có “ưu ái” gì trong việc cắt vốn đầu tư của tuyến đường tạo thuận lợi cho đại đa số người dân trong vùng để đầu tư tuyến đường chỉ với mục đích phục vụ số ít hộ dân.
Ông Nguyễn Văn Sơn ngụ tại xã Đồng Tiến đặt câu hỏi: “Tại sao tuyến đường Kim Ngọc - Đồng Tâm - Đồng Tiến phục vụ cho học sinh, người dân đi lại sinh sống giao thương hàng hóa lại không đầu tư, mà lại giành vốn cho tuyến Đồng Tâm - Đồng Tiến? Nếu đi con đường trái tuyến đó, đường vào xã phải dài gần 20 km, còn nếu đi tuyến đường Kim Ngọc - Đồng Tâm - Đồng Tiến, thì chỉ mất có 9 km”.
Anh Bàn Văn Tuấn, Bí thư Chi bộ thôn Cổng Đá, xã Đồng Tiến chia sẻ: “Khổ lắm nhà báo ạ, đi lại khó khăn, sản phẩm làm ra toàn bị ép giá hoặc không bán được. Nếu cam bình thường chúng tôi bán với giá 10 ngàn đồng/kg, thì giờ chỉ bán được 4 ngàn đồng. Đấy là chưa kể việc giá bán các loại gia cầm, lợn, gỗ… cũng bị ép thê thảm”.
Đại diện UBND huyện Bắc Quang cũng trăn trở: “Rõ ràng, khảo sát cho thấy, tuyến đường Kim Ngọc - Đồng Tâm - Đồng Tiến hiệu quả hơn hẳn tuyến Đồng Tâm - Đồng Tiến, nên Ban Thường vụ Huyện ủy đã lựa chọn tuyến đường này để đề nghị tỉnh đầu tư. Ngoài ra, đây là khu có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, nên tuyến giao thông Kim Ngọc - Đồng Tâm - Đồng Tiến có yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế của vùng. Chúng tôi biết dân khổ, nhưng chỉ có UBND tỉnh mới có thể giải quyết được”.
Giải thích về những băn khoăn trên, ông Nguyễn Tiến Lợi, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang cho biết: “Để xảy ra tình trạng như hiện nay, thì chúng ta cần phải xem lại. Sự bức xúc của người dân là hoàn toàn đáng ghi nhận, bởi vậy cần phải xem xét và tìm giải pháp để khắc phục”.
Trả lời việc vì sao lại bỏ số tiền gần 120 tỷ đồng để đầu tư tuyến đường mới Đồng Tâm - Đồng Tiến, mà theo phản ánh của người dân là kém hiệu quả, trong khi không dùng số tiền đó để hoàn thiện dự án đang làm dở, ông Lợi cho biết sẽ kiểm tra lại và nếu sai thì phải sửa để tránh tình trạng đầu tư rải mành mành.
Mặc dù vậy, đã gần 3 năm nay, có vẻ như những phản ánh của người dân 3 xã đặc biệt khó khăn là Kim Ngọc, Đồng Tâm, Đồng Tiến dường như vẫn chưa thấu đến chính quyền tỉnh Hà Giang.