【soi kèo slovenia】Bài 4: khởi sắc thị trường tiêu thụ

 人参与 | 时间:2025-01-25 11:33:19

Năm 2023 ghi nhận thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu gạo trên thế giới có nhiều biến động và khó đoán,ởisắcthịtrườngtiuthụsoi kèo slovenia nhất là về giá bán ở mức cao đã tạo nhiều tín hiệu khởi sắc cho doanh nghiệp và nông dân trồng lúa.

Nhiều đối tác lớn có nhu cầu tăng nhập khẩu

Thị trường tiêu thụ lúa gạo Việt Nam trong nửa cuối năm 2023 có nhiều khởi sắc, nhất là về giá bán.

Năm 2023, xuất khẩu gạo tăng mạnh trong bối cảnh thị trường lúa gạo nhiều biến động. Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu, hạn chế xuất khẩu đã góp phần đẩy mạnh nguồn cung gạo từ Việt Nam. 11 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam ước đạt 7,75 triệu tấn về sản lượng và hơn 4,4 tỉ USD về giá trị, tăng tương ứng 16,2% và 36,3% so với cùng kỳ năm 2022. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng ước đạt 568 USD/tấn, tăng 17,3% so với cùng kỳ.

Tỷ trọng giống lúa chất lượng cao của Việt Nam tăng từ 50% năm 2015 lên 74% năm 2020. Khối lượng gạo xuất khẩu được giữ ở mức 6 triệu tấn và có xu hướng tăng trưởng qua các năm, với giá trị xuất khẩu liên tục trên 3 tỉ USD mỗi năm.

Thị trường số một của Việt Nam tiếp tục là Philippines, hiện chiếm khoảng 35% thị phần gạo Việt Nam xuất khẩu. Trong 11 tháng đầu năm 2023, lượng gạo xuất khẩu sang quốc gia này đạt 2,63 triệu tấn, tương ứng 1,41 tỉ USD. Xếp sau là Indonesia, Trung Quốc và các quốc gia châu Phi.

Ông Renzo Moro từ Đại sứ quán Italy tại Việt Nam cho biết, quy mô thị trường gạo Italy dự kiến sẽ tăng từ 2,23 tỉ USD vào năm 2023 lên 2,83 tỉ USD vào năm 2028. Tiêu thụ gạo của Italy đã tăng đều đặn trong vài năm qua. Thông qua Hiệp định EVFTA, Italy tăng cường nhập khẩu gạo từ nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Theo ông Moro, bất cứ sự gián đoạn hoặc thay đổi nào đối với mối quan hệ thương mại này đều ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thực phẩm của Italy.

Lý giải nguyên nhân thời gian qua, thị trường lúa gạo có nhiều biến động và khó đoán, nhiều chuyên gia cho rằng, do một số nước dừng xuất khẩu, các vấn đề địa chính trị, xung đột toàn cầu, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan. Trong đó, GS. Võ Tòng Xuân nhấn mạnh vào vấn đề biến đổi khí hậu và ảnh hưởng El Nino trong năm 2024, cùng với động thái của Ấn Độ góp phần làm thị trường khó đoán định hơn.

Ông Aziz Arya, chuyên viên Phụ trách Hợp tác Nam - Nam và Hợp tác tam giác, Văn phòng FAO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết trong chuỗi giá trị lúa gạo đang gặp những thách thức nhất định như gánh nặng kép về thay đổi nhân khẩu học dẫn đến nhu cầu về thực phẩm nhiều hơn, đa dạng hơn, chất lượng cao hơn. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng tác động đến số lượng và chất lượng nước, suy thoái đất, chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác, tần suất và mức độ nghiêm trọng của thiên tai, sâu bệnh tăng lên.

Khoảng cách công nghệ ngày càng lớn giữa các nước và khu vực gây khó khăn trong việc sử dụng tối ưu và bền vững phân bổ tài nguyên, thiếu năng lực thích ứng với các thách thức hiện tại và mới nổi. Bên cạnh đó còn tồn tại những thách thức như đầu tư vào nghiên cứu và khuyến nông còn hạn chế, biến động thị trường và chuỗi cung ứng kém hiệu quả...

Còn với PGS.TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, cho rằng một trong những hạn chế của ngành hàng lúa gạo Việt Nam là thiếu gắn kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, còn đứt đoạn, gây khó khăn lẫn nhau.

Điều này đã được nhiều chuyên gia đóng góp ý kiến, trong đó nổi lên là sự thiếu gắn kết giữa nông dân với nhau, giữa nông dân với thị trường. Điều đó đã thúc đẩy hiệp hội ra đời để tạo ra sự liên kết, để tất cả cùng nhau phát triển và đưa ra một cách tiếp cận mới, hệ sinh thái mới cho ngành hàng lúa gạo.

Nhiều giải pháp trong xuất khẩu gạo

Theo nhận định, thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế thời gian tới tiếp tục sôi động do nhu cầu nhập khẩu gạo lớn từ một số quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Philippines, các nước Trung Đông và châu Phi. Đứng trước những cơ hội và thách thức mà ngành hàng lúa gạo Việt Nam đang phải đối mặt, nhiều giải pháp được ngành chức năng có liên quan và nhà khoa học đề ra nhằm phát triển bền vững ngành hàng này trong xu hướng hiện tại. Theo GS. TS Võ Tòng Xuân, nếu năm 2024, nguồn cung lúa gạo vẫn ít hơn so với nhu cầu thì Việt Nam có thể nâng lên canh tác 4 vụ/năm với nhiều loại gạo chất lượng cao, tận dụng được cơ hội xuất khẩu. Gạo từ Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam mà còn đủ để chia sẻ cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Nông dân thêm phấn khởi khi giá lúa gạo tăng, xuất khẩu khởi sắc.

Còn đối với ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), các tỉnh khu vực ĐBSCL nên tiếp tục ưu tiên sản xuất các giống lúa chất lượng cao, lúa thơm chủ lực như các bộ giống OM 5451, OM 18, Đài Thơm 8, Jasmine 85, nếp và các loại giống đặc sản như VD20, ST 24, ST25, RVT, Nàng Hoa… để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các thị trường.

Công tác nghiên cứu và phân phối giống lúa thuần chủng đến nông dân cần được chú trọng đầu tư để đạt được mục tiêu “ổn định” về cả sản lượng lẫn chất lượng trong dài hạn. Thông qua đó sẽ giúp các nhà quản lý, người dân và các doanh nghiệp có định hướng giải pháp phù hợp trong sản xuất và kinh doanh lúa gạo, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, phát triển chuỗi lúa gạo bền vững, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Để các quốc gia trong khu vực duy trì, nâng cao hơn nữa vị thế, ông Denny Abdi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Indonesia tại Việt Nam, đề xuất các quốc gia xuất khẩu gạo lớn, trong đó có Việt Nam rà soát, cập nhật các tiêu chuẩn trong chuỗi giá trị gạo phù hợp với thị trường quốc tế và hoàn thiện cơ chế thúc đẩy hợp tác công tư. “Cùng nhau, chúng ta cần tiếp tục cập nhật thông tin, hỗ trợ sản xuất theo nhu cầu thị trường; hỗ trợ bảo quản, chế biến, chất lượng, an toàn, truy xuất nguồn gốc”, ông Abdi bày tỏ.

Ngoài ra, để giải quyết các thách thức, ông Aziz Arya, chuyên viên Phụ trách Hợp tác Nam - Nam và Hợp tác tam giác, Văn phòng FAO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đề xuất một số phương án về chính sách trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến, thị trường và thương mại, tiêu thụ. Theo đó, tại khâu đầu sản xuất, cần tập trung đến khuyến nông và nghiên cứu giống lúa, đất. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư hợp tác tác công tư vào chế biến. Xúc tiến đầu tư hạ tầng cơ sở, tạo điều kiện liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.

Nhận định rõ xu hướng chuyển đổi sản xuất bền vững, phát triển xanh, tiêu dùng xanh của thị trường lúa gạo, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường, khuyến cáo các doanh nghiệp đi vào vấn đề chất lượng, thay vì quá quan tâm đến năng suất, sản lượng như thời gian trước đây.

“Yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu ngày càng cao, các nước đang ngày càng nâng cao về các biện pháp, rào cản kỹ thuật để hạn chế, kiểm soát hàng nhập khẩu từ nước ngoài”, ông Hòa chia sẻ tại hội thảo.

Qua các chuyến công tác nước ngoài, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam trăn trở vấn đề là thương hiệu Việt Nam nói chung chưa được biết nhiều trên thị trường quốc tế. Do đó, bên cạnh việc chuẩn hóa vùng nguyên liệu, ngành hàng lúa gạo, đặc biệt là khối doanh nghiệp phải xác định và có chương trình, kế hoạch để nâng cao thương hiệu của ngành hàng.

“Giá gạo thế giới hiện duy trì ở mức cao và theo các tổ chức tài chính thì giá gạo có thể cao đến năm 2025. Có thể nói đây là thời cơ, cơ hội của ngành lúa gạo thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhưng để cơ hội biến thành giá trị thực sự, biến thành thu nhập của người dân thì chúng ta phải hành động thì mới biến cơ hội thành giá trị thực sự được. Do vậy cần phải tiếp tục phát huy, duy trì, nhất là doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ quan của Bộ Công thương, Nông nghiệp, Ngoại giao... để nắm bắt thông tin, dự báo thị trường gạo thế giới để có định hướng hợp đồng, giá cả thế nào có lợi nhất. Cần có sự liên kết chặt chẽ với nông dân để đảm bảo vùng nguyên liệu lớn, sản xuất ra đủ lượng gạo, ổn định về số lượng, chất lượng, ổn định giá cả để cung cấp cho các đơn hàng. Ngoài ra, phải tuân thủ các quy định của Chính phủ ban hành về xuất khẩu lúa gạo”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam chia sẻ thêm.

NHÓM PHÓNG VIÊN KINH TẾ

-------------------------------------------

Bài 5:Khơi thông điểm nghẽn - nâng cao giá trị

顶: 97踩: 88