时间:2025-01-25 06:14:41 来源:网络整理 编辑:Cúp C2
1. Bà Chu Anh ĐàoGĐ Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vượt khó ty so macarthur
1. Bà Chu Anh ĐàoGĐ Quỹ hỗ trợ học sinh,ôngdâncôngnhânđượcxéttặngCôngdânThủđôưutúty so macarthur sinh viên nghèo vượt khó Hà Nội (SN 1938): Dù tuổi cao, sức yếu, bà vẫn không quản ngại khó khăn bền bỉ vận động, tìm kiếm nguồn tài trợ thành lập quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vượt khó để hỗ trợ và giúp đỡ các em học sinh, sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Bà đã đưa Quỹ trở thành chỗ dựa tinh thần cho các em học sinh, sinh viên nghèo. Gần 20 năm hoạt động, Quỹ đã tổ chức trao trên 5.700 suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo trên toàn quốc với số tiền trên 6,5 tỷ đồng, trao tặng 11 nhà tình thương và xây dựng 01 nhà mẫu giáo.
Bà đã vận động sự ủng hộ của nhiều nguồn tài trợ với tổng số tiền đầu tư trên 84 nghìn USD thành lập dự án xây dựng nhà tình thương ReOrient năm 2001 và nuôi 30 cháu mồ côi cha mẹ đến từ nhiều tỉnh trên toàn quốc. Hiện nay mặc dù tuổi cao, bà vẫn miệt mài đi vận động các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ trong và ngoài nước, vận động gia đình cùng tham gia để giúp đỡ các em học sinh nghèo vượt khó. Bà là gương sáng về lòng nhân ái. Bà nhiều lần được UBND Thành phố, Trung ương đoàn, Trung ương Hội sinh viên Việt Nam, Hội sinh viên Hà Nội tặng Bằng khen, Giấy khen.
2. Giáo sư, tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam (SN1936): Tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư gắn liền với những thành tựu của ngành tim mạch học Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực tim mạch học can thiệp. Giáo sư là một chuyên gia uy tín của nhiều tổ chức tim mạch học lớn trên thế giới: Hội Tim mạch Pháp, Hoa Kì-FACC, Hội Tim mạch Âu châu-FESC, Hiệp hội Tim mạch Đông Nam Á, và Chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Đông Nam Á.
Các kỹ thuật do ông nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn chữa bệnh cho nhân dân đang được đông đảo các chuyên gia khu vực và thế giới tham khảo học tập. Quá trình công tác, giáo sư đã trực tiếp cứu chữa hàng ngàn bệnh nhân, đào tạo nhiều bác sĩ chuyên khoa cho cả nước đặc biệt đào tạo hàng trăm bác sĩ cho các bệnh viện tại Hà Nội. Hiện nay, mặc dù tuổi đã cao, không còn trực tiếp đứng bên bàn mổ nhưng Giáo sư vẫn tham gia tại các diễn đàn và hội nghị quan trọng của ngành tim mạch học trong nước và quốc tế. Tổ chức các chương trình mổ tim miễn phí cho các cháu nhỏ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn trên cả nước và Hà Nội. GS đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và được tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ.
3. Giáo sư sử học Lê Văn Lan (SN1936): Nhiều năm làm cố vấn cho các công trình nghiên cứu văn hoá lịch sử Việt Nam. Tính đến nay giáo sư đã có trên 20 đầu sách được in, 150 luận văn khoa học, và khoảng 500 bài viết về lịch sử. Giáo sư cũng là người có đóng góp lớn cho việc UBND Thành phố đề xuất UNESCO công nhận Di tích Hoàng thành Thăng Long là Di sản thế giới vào năm 2010. Cá nhân trực tiếp chủ biên, đồng chủ biên nhiều sách công trình khoa học về lịch sử Việt Nam, lịch sử Thăng Long - Hà Nội như: Những dấu vết đầu tiên của thời đại đồng thau ở Việt Nam; Có một giai đoạn văn hoá Hoa Lư; Tìm trong di sản văn hoá Việt Nam Thăng Long - Hà Nội; Lịch sử Việt Nam - hỏi và đáp; Lịch sử Thăng Long - Hà Nội; Di tích lịch sử văn hoá trong khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội...
4. Bà Nguyễn Phi Nga - Tổ trưởng sản xuất tổ MT 4 - Chi nhánh Hoàn Kiếm (SN 1961): Là tổ trưởng sản xuất, địa bàn phường trung tâm của quận Hoàn Kiếm, có nhiều địa điểm du lịch và khách tham quan, luôn gương mẫu trong lao động sản xuất, sẵn sàng đảm nhận những công việc nặng nhọc, những vị trí khó khăn nhất, cùng anh chị em trong tổ luôn giữ gìn môi trường trên địa bàn phường sạch sẽ, hướng dẫn người dân thực hiện đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Thường xuyên nhắc nhở công nhân trong tổ thực hiện tốt các nội quy, quy định đảm bảo an toàn lao động.
Với tinh thần cần cù, chịu khó, yêu nghề, tự hào với nghề, bà đó gắn bó với nghề đến nay đã trên 21 năm. Quá trình công tác, bà luôn ích cực học tập văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu khối lượng được giao, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo chất lượng kỹ thuật cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, dụng cụ sản xuất. Cá nhân luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định, quy chế của công ty. Tích cực tham gia các phong trào thi đua do đơn vị, thành phố phát động. Bà là tấm gương bình dị mà cao quý. Với những đóng góp của mình, nhiều năm liền bà được tặng danh hiệu Công nhân giỏi Ngành Giao thông công chính, ngành xây dựng Hà Nội, UBND thành phố tặng danh hiệu Người tốt, Việc tốt.
5. Đồng chí Nguyễn Công Soái - Phó bí thư Thường trực Thành uỷ (SN 1955): Trên 33 năm công tác, từ cán bộ cơ sở đến lãnh đạo chủ chốt của Thành phố, dù ở cương vị nào, đồng chí cũng luôn thể hiện là tấm gương của người cán bộ tận tụy với nhân dân, Thủ đô và đất nước. Là Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ, đồng chí đã cùng tập thể Ban Thường vụ tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình 02-CTr/TU về “Tạo bước chuyển biến mạnh về xây dựng và chỉnh đốn Đảng”; triển khai có hiệu quả Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp và Đại hội lần thứ XV Đảng bộ Thành phố, các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội...
Trên cương vị Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ, đồng chí đã cùng với tập thể Ban Thường vụ Thành uỷ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt so với kế hoạch. Đồng chí còn được phân công làm Trưởng các Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, BCĐ Công nghệ Thông tin của Đảng bộ, BCĐ 94 Thành phố, BCĐ công tác Tôn giáo Thành phố, đặc biệt trên cương vị Trưởng Ban chỉ đạo chương trình 02 của Thành uỷ về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng Nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân, giai đoạn 2011 - 2015”, đồng chí đã tập trung trí tuệ, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới, qua đó công tác xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, diện mạo nông thôn ngoại thành Thủ đô thay đổi rõ rệt, đời sống nông dân được cải thiện và từng bước nâng cao. Quá trình công tác, đồng chí liên tục được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, nhiều Bằng khen của Thành phố. Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.
6. Ông Nguyễn Văn Thanh – Hội viên Hội Nông dân xã Vạn Thái, Ứng Hòa (SN 1963): Là một tấm gương nông dân tiêu biểu trong việc thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp nông thôn, chuyển đổi mô hình làm kinh tế nông nghiệp. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, tích cực học hỏi từ các mô hình, chủ động tìm biện pháp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ông đã mạnh dạn nhận thầu 8,84 ha, xây dựng 72.000m2 chuồng trại để chăn nuôi lợn siêu nạc mang lại giá trị kinh tế cao (880 con lợn nái, 70 con lợn đực giống, 4.900 con lợn thịt), tổng doanh thu 93,812 tỷ đồng, lãi thực tế 19,7 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 46 lao động. ông đã góp phần tạo lên một vùng kinh tế trang trại tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được việc làm cho người lao động. Ngoài làm giàu cho bản thân, cá nhân ông cũng quan tâm đào tạo, chuyển giao kinh nghiệm cho 10 hộ, qua đó đã giúp đỡ 6 hộ thoát nghèo. Nhiều năm liền gia đình ông được công nhận là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp Tỉnh, Thành phố, Trung ương.
7. Đồng chí Phạm Văn Thịnh Trưởng phòng Công binh Bộ tham mưu, Bộ Tư lệnh Thủ đô (SN 1958): Trên 35 năm tuổi quân, đồng chí luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các mặt công tác. Đặc biệt trong công tác dò tìm xử lý bom, mìn, vật nổ trên địa bàn Thủ đô còn sót lại sau chiến tranh, với tinh thần dũng cảm vì sự bình yên của nhân dân, Đại tá Phạm Văn Thịnh cùng đồng đội đã kiểm tra và trực tiếp rà soát bom mìn, vật nổ bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các sự kiện chính trị, văn hóa thể thao và lễ tết diễn ra trên địa bàn. Từ năm 2008-2012 xử lý an toàn 18 quả bom phá, 632 quả bom bi, 243 quả bom xuyên, 16 quả mìn và đạn pháo các loại.
Năm 2012 thực hiện tốt 4 mục tiêu trong cuộc vận động quản lý khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật Công binh, đ/c đã xử lý 6.502 trang bị kỹ thuật Công binh, duy trì công tác bảo dưỡng bảo quản xe máy trang thiết bị phục vụ huấn luyện và xây dựng công trình; tiếp nhận và cấp phát thuốc nổ cho các đơn vị. Trực tiếp tham gia chỉ đạo, thu hồi thuốc nổ ngoài luồng trên địa bàn đồng thời tiến hành xử lý hủy, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Đại tá Phạm Văn Thịnh 3 lần được UBND thành phố khen thưởng; năm 2002 được công nhận người tốt, việc tốt Thành phố, được Bộ Quốc phòng tuyên dương điển hình tiên tiến học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh toàn quân năm 2013.
8. Bà Nguyễn Thị Tiêu TổngGiám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Anh (SN 1943):Nhiều năm gắn bó với doanh nghiệp, bà đã xây dựng công ty trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu trong nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất và phân phối phân bón. Sản phầm của công ty xuất đi các nước như Belarus, Nga, Trung Quốc, Trung Đụng và các nước Châu Á. Hàng năm đóng góp ngân sách trên 150 tỷ đồng. Bên cạnh việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bà luôn cùng với tập thể doanh nghiệp tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới. Doanh nghiệp đã hỗ trợ cho nông dân 44 tỉnh thành trong cả nước mỗi năm hàng chục tỷ đồng mua phân bón trả chậm. Công ty phụng dưỡng 02 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 01 thương binh nặng, xây dựng nhiều nhà tình nghĩa cho gia đình liệt sỹ, ủng hộ quỹ nạn nhân chất độc màu da cam, ủng hộ nhân dân vùng bị thiên tai, bão lụt, quỹ người nghèo, tàn tật. Bên cạnh việc tham gia điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bà liên tục được tín nhiệm tham gia 4 khóa Huyện uỷ; 5 khóa HĐND huyện Đông Anh; 02 khóa HĐND thành phố Hà Nội và là Đại biểu Quốc hội khoá V. Quá trình công tác, bà đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, 03 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, 01 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua Toàn quốc. Liên tục được UBND Thành phố tặng bằng khen, 02 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua Thành phố.
9. Ông Nguyễn Văn Tỵ - Nguyên Chủ tịch UB MTTQ xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (SN 1916): Từ những ngày đầu tham gia kháng chiến cách mạng tháng 8/1945, ông đã được thử thách, rèn luyện và trưởng thành ở nhiều lĩnh vực công tác khác nhau. Năm 1947, ông bị giặc Pháp bắt giam ở nhà tù Hoả Lò, ông đã cùng một số đồng chí trong đoàn nhà tù Hoả Lò làm công tác binh vận, vận động trung đội công binh của địch làm binh biến. Từ năm 1948 ông được chuyển về làm việc ở Tỉnh uỷ Bắc Ninh, rồi làm cán bộ tình báo, cán bộ ngoại giao...
Năm 1973 ông về hưu tại địa phương và tham gia công tác làm Chủ tịch Uỷ ban mặt trận tổ quốc xã Đông Dư đến năm 1993. Là đảng viên cao tuổi (trên 65 năm tuổi Đảng), ông vẫn tích cực sinh hoạt và thường xuyên đóng góp với chi bộ đảng, các tổ chức đoàn thể về xây dựng tổ chức đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân, nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội, đặc biệt luôn đi đầu trong việc hưởng ứng các phong trào xã hội, từ thiện của địa phương...
Khi còn đang công tác và cả khi đã được nghỉ hưu ông đã thường xuyên đọc báo, tạp chí và sưu tầm các bức ảnh về Bác và lời dạy của người. Tính từ năm 1968 đến nay ông đã sưu tầm được hơn 3.000 bức ảnh và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sẽ tặng toàn bộ bộ sưu tập cho nhà văn hoá để nhân dân, các cháu thanh niên, học sinh đến đọc, học tập và làm theo những điều Bác dạy. Ông đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô...
10. Nhà thơ Bằng Việt - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (SN1941): Là nhà thơ, nhà quản lý, trải qua gần 50 năm công tác, trong bất cứ hoàn cảnh nào nhà thơ, nhà quản lý Bằng Việt đều là tấm gương tận tụy, sáng tạo và nhiệt huyết. Ông đã cùng với tập thể lãnh đạo xây dựng Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Thành phố ngày càng phát triển, xứng đáng với tổ chức Hội của Thủ đô văn hiến, anh hùng.
Bản thân ông đóng góp nhiều công trình khoa học về văn học nghệ thuật như: trực tiếp biên soạn và tham gia chủ biên một loạt các công trình khoa học: Từ điển văn học I và II, Tổng tập Văn hiến Thăng Long, Tủ sách 1000 năm Thăng Long… Chủ biên cuốn nghiên cứu về “ Kẻ sĩ Thăng Long” và nhiều tập thơ, tác phẩm viết về Thủ đô Hà Nội…Quá trình công tác, ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương chống Mỹ cứu nước, Huân chương Lao động hạng Nhì, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, Giải thưởng văn học ASEAN, Giải thưởng Dịch thuật quốc tế, Giải thưởng về thơ của Hội Nhà văn Việt Nam.
Trọng Toàn
Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong2025-01-25 05:34
Nghệ thuật phải mang hơi thở cuộc sống2025-01-25 05:27
Tết Trung thu ấm áp nghĩa tình2025-01-25 05:22
Ban Dân tộc tỉnh thăm, chúc lễ Ramadal đồng bào Chăm2025-01-25 04:54
Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không2025-01-25 04:31
Đưa sắc thần và dựng cây nêu tại Đình thần Hưng Long2025-01-25 04:28
“Pháo đài thép” giữa biển khơi2025-01-25 04:05
Ước mơ sao nhí tuổi Dần2025-01-25 03:46
Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái2025-01-25 03:45
Những bài ca sống mãi cùng tháng 4 lịch sử2025-01-25 03:42
Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần2025-01-25 05:44
Trao giải cuộc thi lồng tiếng phim “CEC DUBBING OSCAR”2025-01-25 05:20
Cần chuẩn mực trong văn hóa tranh luận, phản biện2025-01-25 04:55
Độc đáo Hòn Chuối2025-01-25 04:43
Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh2025-01-25 04:37
Danh nhân Việt Nam tuổi Tý2025-01-25 04:27
Vượt khó chinh phục ước mơ2025-01-25 04:21
Hành trình đi đến Côn Đảo2025-01-25 03:51
Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh2025-01-25 03:35
Các di tích trong tỉnh đón tiếp 85 đoàn khách tham quan2025-01-25 03:28