Anh Nguyễn Văn Đăng (38 tuổi,ưxươngcanhcánhnỗiloconnhỏty sô trực tuyến quê Bắc Ninh) đau đáu khi nghe người khác hỏi thăm về gia đình. Mang trong mình căn bệnh ung thư xương quái ác, điều khiến anh lo lắng nhất là nếu chẳng may có mệnh hệ gì, các con nhỏ không biết sẽ ra sao. Cuộc sống vất vả buộc người đàn ông trụ cột không cho phép bản thân được ốm. Anh Đăng ra sức làm lụng, kiếm tiền nuôi dạy các con, tuy nhiên tháng 10/2021, tay anh bắt đầu đau nhức. Nghĩ mình chỉ viêm khớp thông thường, anh vẫn cố đi làm hàn xì thuê. Khi trèo lên thang để thực hiện một mối hàn, anh Đăng bất ngờ bị ngã gãy tay. Những người làm cùng đưa anh đến Bệnh viện Quân Y tỉnh Bắc Ninh điều trị. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật chuẩn bị đóng đinh vào tay anh Đăng, các bác sĩ phát hiện có một khối u xương tay liền lấy mẫu bệnh phẩm làm sinh thiết. Kết quả giải phẫu kết luận anh mắc bệnh ung thư xương, bác sĩ khuyên anh nên đến Bệnh viện K Tân Triều điều trị. Nghe tin dữ, anh Đăng mất ăn mất ngủ, nhiều đêm thức trắng suy nghĩ. Anh không sợ cái chết, chỉ lo các con vẫn nhỏ, nếu một ngày không có bố bên cạnh chăm sóc sẽ thiệt thòi nhiều so với chúng bạn. Quá trình điều trị ở Bệnh viện K Tân Triều bắt đầu cũng là lúc những khó khăn kéo đến với gia đình anh. Những ngày điều trị bằng hóa chất khiến cơ thể anh suy yếu dần, kinh tế cũng theo đó mà kiệt quệ. Muốn bỏ điều trị để vợ con đỡ khổ Gia đình anh Đăng thuộc diện hộ khó khăn trên địa bàn xã Đào Viên, huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh). Anh vốn là lao động tự do, ai thuê gì làm nấy, thu nhập không ổn định. Đặc biệt, mấy năm nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khiến anh chẳng có người thuê làm việc. Vợ anh Đăng, chị Nguyễn Thị Hoàn làm công nhân cho một nhà máy điện tử trên địa bàn huyện Quế Võ, vì dịch bệnh cũng phải nghỉ nhiều, thu nhập giảm sút. Thời điểm hiện tại, chị theo chồng đến bệnh viện, buộc phải nghỉ việc, không làm ra tiền. Để lo cho chồng, chị Hoàn đã vay nhiều nơi số tiền lên đến 200 triệu đồng. Tuy nhiên, khoản tiền này chẳng thấm tháp vào đâu khi chi phí phẫu thuật, truyền hoá chất vô cùng đắt đỏ, có đợt kéo dài vỏn vẹn 5 ngày nhưng tốn gần 10 triệu đồng tiền thuốc. Trải qua nhiều đợt truyền hóa chất, anh Đăng hiện đã đủ điều kiện để tiến hành mổ ghép xương. Thế nhưng chi phí ghép xương lên đến 200 triệu đồng trở thành một gánh nặng quá sức, gia đình anh không thể nào lo nổi. “Nằm trên giường bệnh, anh ấy hay nghĩ quẩn lắm. Có lúc bảo với vợ là anh thương vợ lắm nhưng đến giờ chẳng làm được gì nữa rồi, gánh nặng lại đặt lên vai một mình em. Hay là anh ở nhà không đi chữa bệnh nữa cho vợ con đỡ khổ. Nghe chồng nói vậy tôi thấy đau lòng lắm. Những ngày điều trị covid có lúc tôi khóc rất nhiều vì kinh tế gia đình cạn kiệt, rồi cả nhà nay cả nhà đều bị bệnh thế này không biết sẽ sống sao”, chị Hoàn rưng rưng chia sẻ. Nằm trên giường bệnh, anh Đăng hay tin con nhỏ sốt cao vì nhiễm Covid-19, trong lòng như lửa đốt. Những ngày tháng tới đấy, gia đình anh chưa biết sẽ phải sống tiếp ra sao. Phạm Bắc
|