【kèo nhà cái 5 chấm net】Đánh thuế xuyên biên giới: Cần giải pháp vĩ mô và tầm nhìn dài hạn
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, các hình thức kinh doanh cũng ngày càng đa dạng, không chỉ dừng lại ở các giá trị hữu hình mà còn có cả những giá trị vô hình. Nhận định của ông về vấn đề này như thế nào?
Công nghệ thông tin cho phép tạo ra rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, cho phép các doanh nghiệp ở một quốc gia nhưng có thể cung cấp dịch vụ cho nhiều quốc gia khác và điều này làm thay đổi cơ bản các cách thức xuất nhập khẩu dịch vụ. Ví dụ Google, Facebook đặt trụ sở tại Mỹ nhưng cung cấp dịch vụ cho toàn thế giới, rất khác với dịch vụ hoạt động trước đây.
Mặc dù trước đây có những hoạt động dịch vụ vô hình rồi như viễn thông, bưu chính, nhưng chúng ta vẫn có thể đo lường được giá trị tạo ra thông qua dịch vụ cung cấp. Hiện nay, những dịch vụ mới bản thân giá trị được tạo ra không phải bởi dịch vụ cung cấp nữa mà bởi cả người tham gia sử dụng dịch vụ. Đó là sự thay đổi rất lớn. Về cơ bản họ không thu phí từ người sử dụng dịch vụ nhưng họ lấy được thông tin của người dùng và khai thác thông tin đó để tạo ra giá trị của họ bằng cách thu phí từ nhà quảng cáo.
Từ thực tế như vậy đặt ra những vấn đề đối với chính sách thuế, đối với các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới như thế nào, thưa ông?
Thứ nhất, vấn đề đặt ra ở đây là về giá trị tính thuế, đối tượng đánh thuế (là nhà cung cấp hay người sử dụng dịch vụ hay giá trị gia tăng của dịch vụ đó). Để xác định điều này không hề đơn giản và còn đang gây tranh cãi vì bản thân người sử dụng dịch vụ không nộp tiền và người cung cấp dịch vụ cũng không thu tiền từ người sử dụng dịch vụ mà thu tiền từ hoạt động quảng cáo. Do đó, đánh thuế đối tượng là một câu chuyện rất phức tạp. Bản thân doanh nghiệp đó lại có trụ sở ở nước ngoài và thông qua rất nhiều chi nhánh ở các nơi để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, để có thể thu thuế được doanh nghiệp đó là một thách thức, sự phối hợp phải diễn ra giữa nhiều quốc gia với nhau.
Thứ hai là việc xác định người trả thuế. Người trả thuế ở đây là đơn vị đại lý ở địa phương hay người trả thuế là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như Google, Facebook cũng cần được xác định.
Thứ ba là xác định loại thuế phải thu.Thu loại thuế gì, thuế đánh trên dịch vụ truyền thống như thuế Giá trị gia tăng hay thuế Thu nhập doanh nghiệp cũng cần bàn xét kĩ lưỡng. Trên thực tế rất khó có thể thu thuế Giá trị gia tăng đối với người dùng vì người dùng không hề trả tiền cho nhà cung cấp. Nếu đánh thuế Giá trị gia tăng đối với các hoạt động quảng cáo thì chỉ có thể làm được với các đại lý. Đặc biệt, riêng việc xác định thuế Thu nhập doanh nghiệp sẽ là một thách thức.
Để xác định được đối tượng chịu thuế trong hoạt động thương mại điện tử không hề đơn giản với cơ quan Thuế. (Ảnh minh họa). |
Đặc thù của sản phẩm và đặc thù của tính xuyên biên giới khi mà trụ sở của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không nằm tại nước sở tại. Ông có gợi ý gì để tháo gỡ khó khăn cho cơ quan Thuế, thưa ông?
Chính tính xuyên biên giới sẽ làm thay đổi cơ bản cơ sở tính thuế cũng như thay đổi cơ bản cách cơ quan quản lý đánh thuế. Lúc này, đánh thuế sẽ không còn là công việc đơn lẻ của từng quốc gia mà sẽ phải phối hợp với nhiều quốc gia khác nhau. Việc đánh thuế sẽ phức tạp hơn, không chỉ là công việc của ngành Thuế bởi với những sản phẩm và dịch vụ vô hình như vậy sẽ phải có nhiều bên tham gia hơn.
Đặc biệt, các ngành như đăng ký kinh doanh, đơn vị viễn thông cung cấp nền tảng cho dịch vụ cũng sẽ phải phối hợp với nhau để có thể hỗ trợ việc quản lý thu thuế. Chính điều này sẽ là một thách thức bởi khi xây dựng chính sách sẽ không thể làm riêng lẻ. Trước đây, để quản lý thuế thì ngành Thuế tự xây dựng chính sách quản lý riêng. Nhưng với thời đại công nghệ như hiện nay buộc phải phối hợp với các cơ quan khác để xác định cách thức, dòng luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ, cách thức và dòng luân chuyển của tiền, nguồn đến và đi của thu nhập.
Quản lý thuế thương mại điện tử không chỉ là thách thức đối với riêng Việt Nam mà còn là bài toán khó với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ông có thể chia sẻ về kinh nghiệm quản lý tại một số quốc gia?
Thu thuế thương mại, dịch vụ xuyên biên giới là thách thức của hầu hết các quốc gia hiện nay. Một số biện pháp đã được áp dụng, song không hẳn có hiệu quả. Ví như cơ quan thuế của Pháp đã áp dụng thuế dữ liệu, mức thuế được tính theo khối lượng dữ liệu cá nhân, tổ chức sử dụng bất kể nhằm mục đích gì, và hiện nay sắc thuế này đang bị phản đối.
Việc đánh thuế dịch vụ xuyên biên giới là rất khó khăn. Liên minh châu Âu (EU) đã họp và đề ra các nguyên tắc đánh thuế loại hình kinh doanh thương mại điện tử mới và thảo luận giữa các quốc gia để phối hợp đánh thuế. Singapore cũng đang có những thay đổi trong chính sách thuế để thu được thuế từ những hoạt động dịch vụ khai thác sử dụng nền tảng mới của công nghệ và các quốc gia đều đang nghiên cứu và đang làm.
Do đó, Việt Nam cũng cần các giải pháp vĩ mô, có tầm nhìn dài hạn để thu thuế, đồng thời tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch cho các doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
相关推荐
- 3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- Không miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đi thuê, mượn
- Thống nhất phân loại mặt hàng cụm cánh tản nhiệt làm mát máy biến thế
- Không nộp chứng từ C/O sẽ bị áp dụng thuế chống bán phá giá với mức 54,9%
- Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- Các khoản nợ khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp được xử lý như thế nào?
- Nữ biên tập viên thuê đầu gấu gây vụ nổ súng ở Hà Nội
- Gã thanh niên dâm ô với học sinh lớp 5 trong nhà vệ sinh trường