Sử dụng ốp lưng thường xuyên nhưng nhiều người vẫn thắc mắc dùng ốp lưng có ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận sóng của điện thoại hay không?Ốplưnglàmsuyyếukhảnăngtiếpnhậnsóngcủađiệnthoạbảng sếp hạng c1
Ốp lưng là phụ kiện không thể thiếu đối với nhiều người dùng điện thoại di động vì chúng có khả năng chống trầy xước và bảo vệ điện thoại nếu bị rơi hoặc va chạm.
Tuy nhiên, có một câu hỏi mà nhiều người vẫn thắc mắc là sử dụng ốp lưng điện thoại có ảnh hưởng đến hiệu suất thiết bị hay không, đặc biệt là khi thiết bị nóng lên hoặc có ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận của sóng điện thoại hay không.
Trước hết, điều cần thiết là phải hiểu cơ sở khoa học đằng sau việc tiếp nhận sóng di động. Smartphone nhận tín hiệu từ các tòa tháp gần đó để thực hiện cuộc gọi, gửi tin nhắn và truy cập internet với dữ liệu di động.
Giờ đây, vì các tín hiệu này truyền đi dưới dạng sóng vô tuyến nên chúng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm khoảng cách từ tháp, môi trường xung quanh có thể gây nhiễu và cả các vật liệu sử dụng.
Những vật liệu này được chia thành hai loại: dẫn điện và không dẫn điện, đồng thời chúng đóng vai trò trong việc ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận sóng của ốp lưng.
Ốp lưng được làm từ vật liệu không dẫn điện, chẳng hạn như nhựa, da và silicone, có tác dụng tối thiểu đến khả năng tiếp nhận sóng. Những vật liệu này không tương tác với sóng vô tuyến nên tác động tổng thể đến tín hiệu sóng gần như bằng không.
Tuy nhiên, ốp lưng được làm bằng vật liệu dẫn điện như kim loại có thể cản trở khả năng thu sóng. Đây là những ốp lưng mà người dùng nên tránh vì kim loại có thể làm xấu đi hoặc thậm chí chặn tín hiệu, không chỉ tín hiệu di động mà còn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất Wi-Fi và Bluetooth.
Người dùng có thể thắc mắc tại sao điện thoại có vỏ kim loại ngày nay lại không gặp vấn đề về tín hiệu. Đó là vì chúng được thiết kế với các dải ăng-ten làm bằng vật liệu không dẫn điện như nhựa để đảm bảo việc thu tín hiệu không bị ảnh hưởng.
Hãy quan sát kỹ các cạnh của iPhone sẽ thấy các dải ăng-ten xung quanh thiết bị. Nhưng khi một ốp lưng che đi những đường này, đặc biệt bằng kim loại, nó có thể làm rối loạn khả năng thu sóng. Mặt khác, ốp lưng làm bằng vật liệu không dẫn điện sẽ không có tác dụng gì.
Hiện nay, một số người lo lắng rằng những chiếc ốp lưng nặng, chẳng hạn loại ốp siêu bền, có thể ảnh hưởng đến khả năng bắt sóng của điện thoại vì độ dày và độ cồng kềnh của chúng. Tuy nhiên, trường hợp này không xảy ra và thường không làm gián đoạn việc thu tín hiệu. Hầu hết các ốp siêu bền đều được làm từ nhựa và các vật liệu không dẫn điện khác, vì vậy chúng sẽ không làm gián đoạn tín hiệu. Nếu thấy một số mảnh kim loại trong ốp lưng đó, tốt nhất hãy tránh xa chúng.
Có một điều cần lưu ý rằng, nếu sử dụng ốp lưng từ một thương hiệu ít tên tuổi, có thể có một số vấn đề khác với smartphone. Người dùng có thể tháo ốp lưng và kiểm tra cường độ tín hiệu, nếu nó vẫn không giúp ích, có thể do cường độ tín hiệu yếu.
Ngọc Linh