您的当前位置:首页 > La liga > 【bologna đấu với sassuolo】Nồi cháo vịt gần 30 năm nuôi cả gia đình 正文

【bologna đấu với sassuolo】Nồi cháo vịt gần 30 năm nuôi cả gia đình

时间:2025-01-10 21:49:08 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Nằm khuất bên góc đường Trần Hưng Đạo, phường I, thành phố Vị Thanh, cái bologna đấu với sassuolo

Nằm khuất bên góc đường Trần Hưng Đạo,ồichovịtgầnnămnuicảgiađbologna đấu với sassuolo phường I, thành phố Vị Thanh, cái quán cháo vịt thật bình thường, không bảng hiệu ấy đã giữ chân biết bao nhiêu người suốt mấy mươi năm. Đằng sau cái nồi cháo vịt đó là câu chuyện cần mẫn và sự gắn bó keo sơn của hai vợ chồng già...

Bên lề đường, dung dị và đơn sơ, nhưng quán cháo vịt này đã giữ chân biết bao nhiêu thực khách.

Quán nổi tiếng không bảng hiệu

Ở trung tâm thành phố Vị Thanh này, nói đến cháo vịt, nhiều người lại chỉ nhau đến quán chú Tuấn, cô Huyền. Ngày xưa mọi người hay gọi là cháo vịt Quỹ tín dụng nhân dân (vì kế bên trụ sở của Quỹ tín dụng nhân dân khi đó). Cái quán đơn sơ đâu được 10 cái bàn nhựa kê gọn gàng kế bên hông một căn nhà. Cô Huyền (bà Lê Thu Huyền) kể lại: “Vậy là đã 26, 27 năm nay hai vợ chồng tôi gắn bó với nghề này rồi. Nồi cháo vịt đã nuôi sống cả gia đình, để hai đứa con ăn học đàng hoàng. Mừng vì sau bao năm vất vả, cái dư dả chính là bằng cấp của con mình”.

Khách của quán đã quá quen với hình ảnh người đàn ông ốm ốm lăng xăng chạy bàn, hỏi mọi người ăn gì, rồi dọn dẹp, rửa chén, quét dọn, đó là chú Tuấn (Nguyễn Anh Tuấn) “ông xã” của cô Huyền. Nhiều người ở quanh đây quý cô chú vì cái tình, cái nghĩa mà cô chú đối đãi với nhau. Cô Huyền cho hay, mỗi ngày công việc lớn nhỏ chú Tuấn “bao” hết trơn, vì cô bệnh nhức mỏi nên không đi nhiều và không làm được việc nặng. Khi thấy cô có chuyện bực bội chú cũng nhường nhịn. Sự gắn bó, chia sẻ đó cũng là tấm gương cho con, rể trong nhà noi theo. Nhìn vợ, chú Tuấn nói: “Vợ chồng lớn tuổi, có sui gia hết rồi, rầy rà, cự cãi làm gì người ta cười chết. Mà khi nào bả có giận mình, có nói gì mình nín thinh cho qua rồi thôi, vợ chồng sống cả đời, chấp nhất làm gì”.

Cô Huyền trước đây cũng từng làm kế toán cho doanh nghiệp Nhà nước thời bao cấp, còn chú cũng là bộ đội, từng sang giúp nước bạn Campuchia. Gặp nhau từ những ngày gian khó, nên cái nghĩa, cái tình luôn đậm đà từ đó đến nay. Con gái, cùng rể cô chú cũng hay ra tiếp, cả gia đình đầm ấm thuận hòa bên quán nhỏ người ăn cũng thấy ấm lòng.

Từ người bình dân đến đại gia đều thích

Mấy mươi năm nay, khung cảnh quán cháo vịt này vẫn vậy, vẫn nép bên lề đường thật đơn sơ, có khác chăng là người bán cháo vịt ngày một lớn tuổi hơn, bàn ghế được thay thế mới hơn, nhưng chắc chắn một điều là hương vị ngon lành của nồi cháo vịt không thay đổi.

Tô cháo của cô Huyền bán ngon lành, có mùi thơm của gạo rang, điểm tô là vài miếng huyết vịt, chút hành lá phía trên. Tô cháo được nêm nếm vừa miệng và được lòng cả những thực khách khó tính nhất. Miếng vịt thơm ngon, chút mỡ màng, được làm rất kỹ và sạch, không bị hôi lông vịt, để lên trên rau ghém có bắp chuối, giá, ít cải bắp, chế lên ít giấm đường, thêm rau răm, rồi chấm với nước mắm gừng được pha chế vừa miệng, là đủ ấm bụng từ chiều đến sáng hôm sau.

Quán cháo vịt bán tầm 4-5 giờ chiều, bữa nào đông, chỉ hơn tiếng đồng hồ đã bán hết, khi nào trễ cũng tầm 9 giờ tối là hết. Sau mấy tiếng đồng hồ luôn chân luôn tay, cô chú lại đẩy cái xe chở đủ thứ chén bát, xoong nồi… về nhà cách chỗ bán non cây số. Hình ảnh này đã quá quen với người dân hai bên đường.

Cái quán bình thường vậy chứ từ cán bộ cho đến những người dân thường, người buôn gánh bán bưng, anh thợ hồ, chị hốt rác đều thích. Lâu lâu, lại thấy xe du lịch đỗ xịch ngay cạnh quán, vào ăn tô cháo vịt rồi về, có mấy đại gia cũng là khách quen của quán cô, nhưng cô Huyền cho hay, ai cũng là khách nên khách sang hay nghèo đều được đối xử như nhau, ai đến trước bán trước, ai đến sau bán sau.

Mấy mươi năm ngồi bán cháo, cô Huyền nói cũng chứng kiến nhiều sự thay đổi ở đây, từ khi đường Trần Hưng Đạo còn nhỏ xíu, bờ kè chưa thành hình, ít ai buôn bán, còn giờ đã quá thay đổi rồi, xe cộ tấp nập, người mua người bán đông đúc, sầm uất.

Cô chú đều đã hơn 60 tuổi hết rồi và giờ chuyện kinh tế không còn là nỗi lo lớn nữa, nhưng cô Huyền cho hay: “Vẫn sẽ bán cháo vịt đến khi đi hết nổi thì thôi, chứ ở nhà buồn lắm, mình quen bán rồi, giờ không bán thấy thiếu thiếu gì đó…”.

Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN