Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Vùng đồng bằng sông Hồng cần tiếp cận và chuyển đổi xuất khẩu xanh |
Hội nghị triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW (ngày 23/11/2022) của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội,ịquyếtsốbongdaso.com 66 bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 là hội nghị hoàn tất việc ban hành và tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị khoá XIII đối với toàn bộ 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cũng như các địa phương trong Vùng, nhằm sớm đưa Nghị quyết quan trọng này vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển vùng - một vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong việc phát triển nhanh, bền vững mỗi vùng nói riêng và cả nước nói chung.
Đưa vùng đồng bằng Sông Hồng phát triển nhanh, bền vững
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh trình bày báo cáo về một số nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 30-NQ/TW; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh trình bày báo cáo chương trình hành động của Ban cán sự Đảng Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết; Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương trình bày chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội triển khai thực hiện Nghị quyết.
Trong báo cáo tại Hội nghị về một số nội dung chủ yếu của Nghị quyết 30-NQ/TW, đồng chí Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu rõ, qua 17 năm thực hiện Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị các khoá IX và XI, tỉ trọng đóng góp vào GDP cả nước tăng từ 26,9% năm 2010 lên 29,4% năm 2020; thu nhập bình quân đầu người cao hơn 1,3 lần so với bình quân chung cả nước; tổng thu ngân sách nhà nước của Vùng chiếm tới 32,7% tổng thu ngân sách của cả nước, tốc độ tăng thu bình quân là 16,7%/năm; tổng vốn đầu tư xã hội gấp 19,7 lần năm 2005 và chiếm 35,1%, đứng đầu cả nước; số lượng đô thị vùng tăng nhanh, tỉ lệ đô thị hoá của Vùng đến năm 2021 đạt 41%.
Tuy nhiên, vùng đồng bằng Sông Hồng vẫn còn một số mặt hạn chế, thực tế này đặt ra yêu cầu cần ban hành Nghị quyết mới về vấn đề đặc biệt quan trọng này, góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, có tính đột phá trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước trong giai đoạn phát triển mới.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, đặt phát triển vùng Đồng bằng Sông Hồng trong Chiến lược phát triển chung của cả nước. Hướng tới cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động và đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) với các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn)... Thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, ít phát thải khí nhà kính, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo cam kết tại Hội nghị COP26.
Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định rõ mục tiêu đến năm 2030, đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc; tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao; trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao.
Tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết. Tổ chức đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường; quốc phòng, an ninh được giữ vững; quan hệ đối ngoại mở rộng, hội nhập quốc tế hiệu quả.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, dẫn đầu cả nước. Xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến-Văn minh-Hiện đại", trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển Vùng và cả nước, phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
Tầm nhìn đến năm 2045, đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hoá, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hiện đại, thông minh. Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới, thông minh, xanh, bền vững.
Người dân có thu nhập cao, cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc. Các tổ chức đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường. Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
Về một số mục tiêu cụ thể đến năm 2030 của vùng đồng bằng Sông Hồng, Nghị quyết số 30-NQ/TW xác định, giai đoạn 2021 – 2030 tăng trưởng GRDP đạt bình quân khoảng 9%/năm. Đến năm 2030, GRDP vùng tăng khoảng 3 lần so với năm 2020 (giá hiện hành), trong đó nông, lâm và thuỷ sản chiếm khoảng 3,5%; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 47%; dịch vụ chiếm khoảng 41%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm khoảng 8,5%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 274 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng năng suất lao đông bình quân đạt trên 7%. Đóng góp bình quân cùa năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng giai đoạn 2021 – 2030 đạt 55%. Kinh tế số đạt khoảng 35% GRDP. Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 35%; có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Nghị quyết số 30-NQ/TW là sản phẩm kết tinh từ trí tuệ tập thể, là kết quả tổng hợp từ các Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của 11 địa phương trong vùng và 20 bộ, ngành. Có thể nói, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị rất toàn diện, định hướng phát triển vùng thời gian tới. Nghị quyết 30-NQ/TW đã đề ra những giải pháp trọng tâm, đột phá.
Vùng đồng bằng Sông Hồng cần phát huy vai trò vùng động lực phát triển hàng đầu
Sau khi nghe các tham luận của các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, Nghị quyết lần này của Bộ Chính trị tiếp tục xác định: Vùng đồng bằng Sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng Sông Hồng là trách nhiệm của các địa phương trong vùng và toàn hệ thống chính trị. Các địa phương trong vùng cần phải bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế vượt trội; phát huy thật tốt vai trò là vùng động lực phát triển hàng đầu để định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị |
Về mục tiêu nêu trong Nghị quyết số 30-NQ/TW, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, có thể xem đây là nội dung hoàn toàn mới. Nghị quyết đã xác định rất rõ mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết lần này cũng đề ra đầy đủ, đồng bộ các giải pháp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, phải khơi dậy và phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống văn hiến, cách mạng, tinh thần yêu nước; tính chủ động, sáng tạo; ý chí vươn lên, tự lực, tự cường của cán bộ, đảng viên và nhân dân các địa phương trong vùng; quyết vượt lên chính mình, khắc phục tư tưởng tự mãn, bằng lòng với những gì đã làm; trái lại, phải có ý chí và quyết tâm cao hơn nữa, quyết vươn lên làm cho bản thân, gia đình và quê hương, đất nước giàu mạnh và tốt đẹp hơn, dẫn đầu cả nước.
Trên cơ sở đổi mới về tư duy và nhận thức, vùng cần khẩn trương đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển. Chính phủ và các cơ quan ở Trung ương cần tăng cường phối hợp với các địa phương trong vùng sớm xây dựng, hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện luật pháp, chính sách ưu tiên vượt trội, có tính đột phá cao cho phát triển vùng.
Để tổ chức thực hiện có kết quả Nghị quyết lần này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của Nghị quyết, nắm vững những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm. Trên cơ sở đó có sự thống nhất cao về ý chí, quyết tâm của cả nước, của toàn vùng, của từng địa phương trong vùng, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương.
Các đại biểu dự Hội nghị |
Tổng Bí thư yêu cầu, ngay sau Hội nghị này, các cấp ủy và tổ chức đảng ở Trung ương và các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị ở các địa phương trong vùng cần khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động, chương trình học tập, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết gắn với tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ cần ráo riết chỉ đạo, khẩn trương xây dựng, ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết; giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương trong vùng...
Với tinh thần: Cả nước vì Đồng bằng Sông Hồng; Đồng bằng Sông Hồng vươn lên cùng cả nước và vì cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng cùng với các ban, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các cấp trong cả nước, đã đổi mới, nỗ lực phấn đấu rồi càng đẩy mạnh đổi mới, nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, quyết thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị, tạo ra bước chuyển biến mới có tính đột phá trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Hồng.