【nhan dinh uruguay】Báo chí Bình Phước trước ngày tái lập tỉnh

时间:2025-01-24 22:31:42 来源:88Point

Bài cuối: 
CỘNG TÁC VIÊN BÁO SÔNG BÉ

BPO - Năm 1991,o chnhan dinh uruguay sau khi tốt nghiệp Trường đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tôi được điều chuyển về UBND huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé. Hồi ấy chúng tôi là sinh viên bao cấp, được Nhà nước nuôi ăn học nên khi ra trường ai có hộ khẩu ở đâu thì trường trả về địa phương đó để làm việc. Do vậy, tôi trở về Phước Long, mặc dù lúc đó đã hợp đồng để làm cho Báo Người Lao Động tại TP. Hồ Chí Minh. Về Phước Long đúng dịp chuẩn bị khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Mơ, lại được điều động làm phóng viên của Đài Truyền thanh huyện nên tôi rất háo hức, bởi đúng nghề của mình và tôi bắt đầu làm việc ngay. 

Vài nét về Báo Sông Bé

Tỉnh Sông Bé được thành lập ngày 2-7-1976 trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Bình Dương (tỉnh Thủ Dầu Một cũ) và Bình Phước (do chính quyền cách mạng sáp nhập 2 tỉnh Bình Long, Phước Long) và 3 xã An Bình, Bình An, Đông Hòa của huyện Thủ Đức. Cùng với việc hình thành các sở, ban, ngành của tỉnh thì cơ quan Báo Sông Bé cũng được thành lập.

Theo các đồng chí nguyên lãnh đạo Báo Sông Bé, từ tháng 6-1976, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sông Bé đã có chủ trương và quyết định về việc thành lập Báo Sông Bé. Lúc đó, cơ quan báo không có trụ sở, phải làm việc chung với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đường Bạch Đằng, thị xã Thủ Dầu Một. Tháng 7-1976, Báo Sông Bé tổ chức thi tuyển phóng viên lần đầu tiên, có 3 người tham dự và 2 người trúng tuyển. Sau đó, báo tuyển thêm 4 người để làm nhiệm vụ y tế, thủ quỹ, kế toán, văn phòng. Hồi ấy, cơ sở vật chất để làm báo còn vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Cơ quan ít người lại chưa có kinh nghiệm nên sau 6 tháng mới ra được số đầu tiên. 

Tờ Báo Sông Bé số đầu tiên ra ngày 10-12-1976 - Ảnh tư liệu

Ngày 10-12-1976, Báo Sông Bé ra số đầu tiên, đánh dấu mốc quan trọng của lịch sử báo chí tỉnh Sông Bé nói chung và của 2 tỉnh Bình Dương, Bình Phước sau này. Trong thời gian từ năm 1976-1978, cứ 10 ngày báo lại ra 1 số (khổ A3 như Báo Bình Dương và Bình Phước hiện nay) với nội dung tuyên truyền về lịch sử, kháng chiến, chính trị mà trọng tâm là phát triển kinh tế mới, vận động giãn dân từ đô thị về nông thôn; công tác cứu đói, trấn áp các phần tử chống phá cách mạng… Mặc dù đường sá đi lại rất khó khăn nhưng cán bộ, nhân viên Báo Sông Bé đã không quản ngại vượt hàng trăm cây số đưa báo về tận những vùng xa xôi của huyện Phước Long, Đồng Xoài, Lộc Ninh, sóc Bom Bo, Đắk Nhau, Bù Gia Mập... Đến năm 1978, một tuần Báo Sông Bé ra 1 số vào thứ Tư; ban đầu có 4 trang, sau nâng lên 8 trang. Năm 1980, báo phát hành khoảng 7.000 bản/kỳ. 

Tổng Biên tập Báo Sông Bé Nguyễn Xuân Vinh (Tổng Biên tập Báo Sông Bé - Báo Bình Dương giai đoạn 1986-2003) là người đã từng đưa Báo Sông Bé trở thành 1 trong 4 tờ báo Đảng địa phương có lượng phát hành lớn nhất cả nước. Trong dịp kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Báo Bình Dương, ông cho biết: Đầu năm 1989, Báo Sông Bé tăng kỳ lên 2 số/tuần. Báo Sông Bé có manchette màu đỏ - chuyên phát hành trong tỉnh và ngoài tỉnh; báo màu đen chỉ phát hành trong tỉnh. Tờ “Sông Bé đỏ” có số lượng phát hành từ 35.000-40.000 bản/số, tờ “Sông Bé đen” đạt 7.000-8.000 bản/số. Năm 1992, Báo Sông Bé phát hành thêm 1 kỳ. Như vậy, tờ “Sông Bé đỏ” ra ngày thứ Tư và thứ Sáu phát hành trong và ngoài tỉnh, khắp khu vực miền Tây và Đông Nam Bộ; còn tờ “Sông Bé đen” vẫn ra thứ Hai hằng tuần, chủ yếu phát hành trong tỉnh. Cao điểm vào những năm 1993-1994, tờ “Sông Bé đỏ” có lượng phát hành lên đến hơn 80.000 bản/số, ngang bằng với tờ Tuổi Trẻ TP. Hồ Chí Minh và các báo lớn khác trong vùng. Và từ năm 1994-1997 (trước ngày chia tách tỉnh), Báo Sông Bé không còn được ngân sách của tỉnh cấp kinh phí.

Tôi với Báo Sông Bé

Điểm nổi bật nhất của Báo Sông Bé thời kỳ ấy là có đội ngũ cộng tác viên (CTV) rất hùng hậu. Từ năm 1991 đến trước ngày chia tách tỉnh Sông Bé, tôi là một trong những CTV rất nhiệt tình của báo. Cũng trong thời gian này, vào dịp khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Mơ, tôi đã làm quen với anh Hoàng Lâm (Tổng Biên tập Báo Bình Phước từ năm 1997-2009) và anh Đoàn Như Viên (Diệp Viên), nguyên Tổng Biên tập Báo Bình Phước, nguyên Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV), hiện là Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước. Hồi ấy, nhà báo Diệp Viên được giao phụ trách các huyện phía Bắc của tỉnh Sông Bé. Do địa bàn rất rộng, đường sá đi lại vô cùng khó khăn, một phóng viên không thể kham nổi cả vùng rộng lớn. Vì vậy, khi gặp tôi là người đam mê viết, lại là phóng viên của đài huyện, các anh mừng lắm và giao cho phụ trách huyện Phước Long. 

Hồi ấy, bài cộng tác cho tất cả các báo đều phải gửi bằng thư qua bưu điện. Nhuận bút ngày ấy tuy không nhiều nhưng tôi rất siêng viết nên hằng tháng cũng có thu nhập kha khá. Ngoài viết bài cho báo tôi cũng là CTV tham gia phát hành, giới thiệu báo đến với bạn đọc, một phần vì trách nhiệm nhưng một phần cũng để “khoe” các bài viết của mình. 

Trong thời gian những năm 1993-1996, tòa soạn báo cũng đã xây dựng được những CTV “ruột” ở hầu hết các huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé, tiêu biểu như anh Cao Anh Khuyến (huyện Đồng Phú); anh Đăng Bảy, Hoài Nhân (huyện Lộc Ninh); anh Trịnh Đình Thiếu (huyện Bù Đăng)… Qua đó đã giúp các phóng viên đỡ phải đi về huyện xa, đồng thời giúp cơ quan báo có thêm nhiều CTV chất lượng và tích cực. Báo Sông Bé lúc ấy nếu không có những CTV ở các huyện thì khó có thể đủ bài để đăng trên 2 số báo với lượng phát hành lên đến hàng chục ngàn bản một kỳ. 

Số Báo Bình Phước ra ngày 1-1-1997 (giữa) và các số báo có đến năm 2012

Năm 1997, tỉnh Bình Phước được tái lập, “bộ khung” của các sở, ban, ngành cơ bản được hình thành từ các cán bộ của tỉnh Sông Bé (cũ). Báo Bình Phước cũng vậy, bộ khung ban đầu gồm 1 tổng biên tập, 2 phóng viên, 1 kế toán, 1 thủ quỹ và 1 lái xe. Tổng Biên tập Hoàng Lâm đã về gặp Bí thư Huyện ủy Phước Long (đồng chí Quách Văn Lai) xin tôi về làm phóng viên, 1 người nữa ở huyện Đồng Phú cũng được cơ quan xin về làm công tác tổ chức. Ngay sau đó, Báo Bình Phước nhận thêm 2 phóng viên Báo Thanh Hóa về làm việc. Sau 22 năm hình thành và phát triển (1997-2019), Báo Bình Phước đã có nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận. Đây cũng là thời kỳ báo chí của tỉnh có thể bổ sung và góp nhiều điểm sáng trong dòng chảy của báo chí Sông Bé - Bình Phước để hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2025).

推荐内容