【lịch sử đối đầu mu vs chelsea】Nhiều kỳ vọng về “siêu cảng” trung chuyển quốc tế Cần Giờ
TPHCM phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics phía Nam |
Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường phát biểu tại hội thảo. |
Chiều 12/5, tại hội thảo về đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường cho biết, lịch sử hình thành, phát triển của TPHCM trong hơn 300 năm qua luôn gắn liền với sự phát triển của cảng biển, vận tải biển. Đến nay, hệ thống cảng biển trên địa bàn đã được đầu tư cơ bản hoàn chỉnh theo quy hoạch, đồng bộ, hiện đại và ứng dụng công nghệ mới để có đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội của TPHCM và cả vùng phía Nam.
Huyện Cần Giờ có vị trí tiếp giáp với Biển Đông, nằm giữa 2 cửa sông lớn là sông Soài Rạp, sông Lòng Tàu và tiếp giáp sông Thị Vải. Nơi đây thuộc tuyến hàng hải quan trọng của hệ thống cảng biển nhóm 4 (nhóm cảng biển Nam Trung bộ), hội đủ điều kiện để phát triển cảng biển quốc gia, cảng trung chuyển quốc tế. Theo đó, UBND TPHCM đã giao Sở GTVT lập đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, ông Bùi Xuân Cường nhấn mạnh.
Quang cảnh hội thảo. |
Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam khẳng định, dự án này là động lực để phát triển đội tàu container Việt Nam, đồng thời tạo ra một khu đô thị biển Cần Giờ, một trung tâm logistics để gắn liền với cảng trung chuyển Cần Giờ và cũng sẽ tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động; là nơi khởi nghiệp, mở rộng cho hàng trăm doanh nghiệp logistics và hàng trăm doanh nghiệp dịch vụ khác.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) cho biết, kế hoạch phát triển cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ được phát triển theo 7 giai đoạn từ nay đến 2045. Dự án quy hoạch với định hướng phát triển với các công nghệ khai thác tiên tiến, hiện đại gắn liền với đề xuất, giải pháp bảo vệ môi trường và hệ sinh thái theo hướng phát triển bền vững.
Đồng thời, vị trí cảng đề xuất là khu vực cù lao Phú Lợi là cù lao nằm ở cửa sông Cái Mép, thuộc huyện Cần Giờ, TPHCM. Đây là khu vực nằm trong vùng chuyển tiếp của Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ, nên dự án không ảnh hưởng đến vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của cảng Cái Mép - Thị Vải, kỳ vọng giúp TPHCM tiếp tục giữ vững vai trò là trung tâm logistics của khu vực và châu Á, đưa Việt Nam đứng hàng đầu về vận tải biển. Điều quan trọng nhất, cảng trung chuyển quốc tế thúc đẩy TPHCM trở thành trung tâm tài chính như Singapore, Hồng Kông…
Nêu quan điểm tại hội thảo TS Trần Du Lịch, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, không phải nơi nào có nước sâu cũng có thể làm cảng biển thành công. Đồng thời, nơi nào quy hoạch của Nhà nước và ý định của nhà đầu tư gặp nhau nơi đó sẽ thành công. Và đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là vị trí hiếm hoi được nhà đầu tư lựa chọn và quy hoạch của Nhà nước gặp nhau. Đây là điểm cực kỳ thuận lợi cho hình thành cảng biển trung chuyển quốc tế.
Tuy nhiên, theo TS Trần Du Lịch, việc hình thành cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là dự án lớn, đòi hỏi sự chuẩn bị và nhập cuộc với khối lượng công việc rất lớn của TPHCM và các bên liên quan. Bài toán đặt ra cho “siêu cảng” này là làm sao hình thành được dự án lớn nhưng vẫn giữ được môi trường và tạo đột phá biến Cần Giờ thành một cực phát triển. Dự án xây xong sẽ kết hợp với Cảng Cái Mép – Thị Vải sẽ tạo thành hệ thống cảng của vùng Đông Nam bộ, mà TPHCM sẽ là điều phối vùng để hình thành, phát triển vùng Đông Nam bộ.
Theo dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có quy mô khoảng 7,2km cầu cảng, đón được tàu container trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay với 24.000 TEU, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6 tỷ USD. Dự án được phân kỳ thành 7 giai đoạn đầu tư, khởi công giai đoạn 1 vào năm 2024 và đưa vào khai thác năm 2027. Đến năm 2030, dự án sẽ có tổng công suất hàng hóa thông qua dự kiến đạt 4,8 triệu TEU vào năm 2030, và tăng trưởng dần đạt tới 16,9 triệu TEU một khi dự án hoạt động hết công suất (dự kiến năm 2047); tiếp nhận tàu mẹ trọng tải lên đến 250.000 DWT, tàu feeder trọng tải từ 10.000 - 65.000 DWT và sà lan trọng tải tới 8.000 tấn. |