【lorient vs psg】5 đột phá về công tác cán bộ
Hiện chưa kiểm soát tốt quyền lực nên sử dụng không đúng,độtphvềcngtccnbộlorient vs psg xem quyền lực như là của mình rồi ban phát, xin - cho
Trong 2 ngày 6 và 7-2, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo đề án Hội nghị Trung ương 7 (TƯ 7) đã tổ chức hội nghị tham gia ý kiến dự thảo đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Lần thứ 5 lấy ý kiến
Đây là cuộc thứ 5 Ban Chỉ đạo đề án TƯ 7 lấy ý kiến các lãnh đạo Đảng đoàn Quốc hội, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra TƯ, các Ban Đảng TƯ, lãnh đạo Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội… Trước đó, ban chỉ đạo đã tổ chức lấy ý kiến các bí thư tỉnh ủy tại 3 miền cùng với lãnh đạo các bộ, ngành TƯ.
Tại hội nghị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cho biết có 5 đột phá trong công tác cán bộ được đề cập trong đề án này. Đột phá đầu tiên là phải tạo môi trường bình đẳng để thu hút tối đa tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ cán bộ các cấp đi đôi phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng trọng dụng nhân tài.
"Đột phá thứ hai là đồng thời tiến hành chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương nhưng vẫn phải mở rộng không gian, cơ chế phát huy trí tuệ của cán bộ đảng viên để họ năng động sáng tạo, làm động lực cho đổi mới phát triển. Siết chặt để rồi không ai sáng tạo, không ai dám sáng tạo, không ai dám đổi mới thì đất nước không phát triển" - ông Phạm Minh Chính nói. Ông Chính nêu lên kinh nghiệm ông vừa tham khảo ở Trung Quốc cho thấy họ chấp nhận sai lầm nhưng sai lầm đó không phải là động cơ cá nhân mà là vì sự phát triển.
Các đại biểu đóng góp ý kiến tại hội nghị
Ông Phạm Minh Chính cho biết đột phá thứ ba là công tác đánh giá cán bộ mà mấy nhiệm kỳ gần đây xem là khâu yếu. "Ví dụ bí thư tỉnh ủy, bộ trưởng thì sản phẩm cụ thể là gì, năm thứ nhất có sản phẩm gì, năm thứ hai sản phẩm gì, sau 5 năm có sản phẩm gì không?"- ông Chính đặt vấn đề.
Đáng chú ý, Trưởng Ban Tổ chức TƯ cũng công bố phương pháp đánh giá mới bằng hình thức thu thập thông tin đang được Ban Tổ chức TƯ thử nghiệm. "Năm 2016, có 92% cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đều xuất sắc trong lúc điều kiện đất nước như vậy. Năm nay tỉ lệ này xuống hơn 70%. Làm gì mà cả ban thường vụ đều xuất sắc trong khi nhiệm vụ thì không hoàn thành; tức là kiểm điểm, phê bình, tự phê bình của chúng ta hiện nay còn hình thức, không hiệu quả" - ông Phạm Minh Chính thẳng thắn.
Đột phá thứ tư là về chính sách cán bộ, trong đó có chính sách về nhà ở, lương, khen thưởng, đó là chính sách về vật chất, tinh thần. Đột phá thứ năm là nhân dân tham gia xây dựng Đảng. "Tôi trải qua nhiều cương vị công tác, thấy rằng cán bộ không nắm, không ở với dân làm sao biết rõ được tình hình" - ông Chính nói.
Người tỉnh này làm bí thư tỉnh khác
Một thông tin gây chú ý theo Trưởng Ban Tổ chức TƯ là cả 3 cuộc lấy ý kiến các bí thư tỉnh ủy của 3 miền vừa qua đều tán thành rất cao bí thư tỉnh ủy không phải là người địa phương. Thực tế nhiệm kỳ trước đa số ý kiến cho rằng không cần quy định bí thư không phải là người địa phương. Đúng là phương án nào cũng có cái thuận, cái nghịch. Người địa phương có cái tốt là hiểu biết tình hình, truyền thống địa phương nhưng cái khó là có nhiều ràng buộc, vướng con cái, người thân. Vì vậy, cần chọn phương án nào thuận nhiều hơn, nghịch ít hơn.
"Phương án bí thư không phải là người địa phương thì tốt hơn. Nhiều bí thư tỉnh ủy cũng bộc bạch rằng bạn học đến cậy nhờ cho đứa con, đứa cháu, không lo không được. Mà lo thì lại sai quy trình, sai tiêu chuẩn, tiêu chí. Rồi người em nhờ vả và vợ thì cứ càu nhàu phải bố trí này kia, dự án này, dự án kia anh nói một câu đi, đâm ra mềm lòng mà mềm lòng thì dễ sai" - ông Chính nêu.
Trưởng Ban Tổ chức TƯ cũng nêu trong tình hình mới tác động đến công tác cán bộ, đòi hỏi cán bộ cũng phải đổi mới, đáng quan tâm là cán bộ lãnh đạo quản lý, nhất là cán bộ cấp chiến lược thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (từ thứ trưởng, bộ trưởng và tương đương trở lên). Chọn đội ngũ cán bộ chiến lược tốt, chọn người đứng đầu tốt thì cả hệ thống tốt. Người đứng đầu tốt sẽ chọn người cấp phó tốt, người đứng đầu không tốt khó chọn cấp phó tốt, lúc đó mọi việc sẽ khác.
Đồng thời, phải kiểm soát quyền lực, sàng lọc phân loại và thay thế. Hiện chưa kiểm soát tốt quyền lực nên sử dụng không đúng, xem quyền lực như là của mình rồi ban phát, xin - cho. Đây là việc phức tạp, nhạy cảm, chưa làm được.
Theo lãnh đạo Ban Tổ chức TƯ, cùng với đề án này còn có 2 đề án khác nằm trong 6 nhiệm vụ trọng tâm. Đó là đề án thông qua tại Hội nghị TƯ 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đề án thông qua tại Hội nghị TƯ 6 về xây dựng bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả các bộ, ngành, địa phương đang triển khai quyết liệt. Theo ông Chính, hiện chi tiêu thường xuyên đang chiếm 65% ngân sách, còn chi đầu tư phát triển giảm dần trong lúc đang cần đầu tư phát triển nên phải đi vay. "Nếu không khắc phục, Hội nghị TƯ 7 tới đây bàn cải cách tiền lương không biết lấy nguồn đâu để trả lương. Hội nghị TƯ 7 cũng sẽ bàn chuyện xây dựng đội ngũ cán bộ" - ông Chính nói.
Ông Phạm Minh Chính nhìn nhận nhiều bí thư cũng thẳng thắn cho biết ta đang mắc bệnh nan y là rất thích nịnh. Kiểm điểm, phê bình, tự phê bình chủ yếu là nịnh nên đồng chí mình không biết được khuyết điểm.
Theo Thế Dũng/nld.com.vn
-
Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên BáiĐòn bánh tét nghĩa tìnhKhánh thành công trình chào mừng Đại hội Công đoàn các cấpThêm 371 chuyên gia người Trung Quốc tiêm vắc xin phòng dịchMạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sáchThứ trưởng Bộ Y tế làm việc với các bệnh viện điều trị bệnh nhân CovidHiệu quả ở chốt phòng, chống CovidĐầy ắp nghĩa tình trong đại dịchTổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồngHội Nữ doanh nhân tỉnh tặng máy X
下一篇:Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Đồng Xoài phát hiện thêm 1 ca dương tính với Covid
- ·Gần 70 tấn hàng hóa đến với người dân khó khăn
- ·Bù Gia Mập có thêm 5 ca dương tính với SARS
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Trao yêu thương đến người dân khó khăn ở Đồng Xoài
- ·Lộc Ninh phấn đấu nâng cao tỷ lệ cài đặt Bluezone
- ·Tiểu thương chợ trung tâm thị trấn Chơn Thành vững tâm chống dịch
- ·Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- ·Vì Chơn Thành
- ·Bộ Y tế thu hồi văn bản về 12 thuốc cổ truyền hỗ trợ điều trị COVID
- ·Kiểm soát tốt nguồn lây, phải từ ý thức của mỗi người
- ·Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- ·Huyện Chơn Thành sắp xếp lại các chốt kiểm soát dịch
- ·Bình Phước thành lập Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid
- ·Thêm 5 trường hợp dương tính SARS
- ·Nhận định, soi kèo Shillong Lajong Reserve vs Nongrim Hills, 15h30 ngày 6/1: Không hề ngon ăn
- ·Hai cán bộ đoàn ở Bình Long hiến máu kịp thời cấp cứu sản phụ
- ·Tân Xuân chung sức bền lòng chống dịch
- ·Chùm 6 ca dương tính SARS
- ·10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- ·Tăng cường ứng dụng công nghệ số vào phòng, chống dịch bệnh Covid
- ·200 phần quà tặng hộ có hoàn cảnh khó khăn ở xã Thống Nhất
- ·Nguy cơ cháy nổ từ các hộ kinh doanh
- ·Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- ·Dừng chạy tất cả các tàu chở khách trên tuyến đường sắt Bắc
- ·Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- ·Giãn cách xã hội theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất
- ·Thực hiện giãn cách xã hội ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể
- ·Xử lý triệt để, an toàn chất thải trong phòng, chống dịch Covid
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Xuyên đêm truy vết nhanh những người liên quan đến ca F0 số 8
- ·Bình Phước: Triển khai chức năng tiếp nhận thông tin về Covid
- ·Đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Bù Đốp khai trương 9 gian hàng bình ổn giá