【bảng xếp hạng quốc gia ý】Thủ tướng: Xử lý ngay các điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm tại Đồng bằng sông Cửu Long
Thủ tướng: Phải có giải pháp cả cấp bách và lâu dài trước tình hình sạt lở nghiêm trọng tại ĐBSCL |
Thủ tướng thị sát tình hình sạt lở ở Đồng Tháp - Ảnh: Nhật Bắc |
Ngày 12/8,ủtướngXửlýngaycácđiểmsạtlởđặcbiệtnguyhiểmtạiĐồngbằngsôngCửbảng xếp hạng quốc gia ý Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục đi khảo sát thực tế và có cuộc làm việc chuyên đề về sụt lún, sạt lở, ngập úng tại các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.
Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại ĐBSCL, một số nhà khoa học.
Trong buổi sáng, Thủ tướng đã khảo sát khu vực đê biển Tây, tỉnh Cà Mau; khảo sát kè chống sạt lở khu vực dân cư vành đai nam Đông Hồ, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; khảo sát tuyến kè bảo vệ khu dân cư xã Châu Phong, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang; khảo sát kè Hổ Cứ và các điểm sạt lở của tỉnh Đồng Tháp.
Thủ tướng khảo sát tuyến kè bảo vệ khu dân cư xã Châu Phong, huyện Tân Châu, An Giang |
Chiều cùng ngày, tại Cần Thơ, Thủ tướng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành và lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL nhằm đánh giá tình hình, phân tích nguyên nhân, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và bố trí nguồn lực để ứng phó sụt lún, sạt lở, ngập úng trong vùng.
Trước đó, trong ngày 11/8, Thủ tướng đã đi khảo sát tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau và đã nhiều lần đi khảo sát thực tế tại Cần Thơ về tình hình sạt lở.
Trước đó, ngày 8/8, Thủ tướng cũng đã có Công điện về việc tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét.
779 điểm sạt lở với tổng chiều dài 1.134 km
Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp đánh giá, những năm qua, do diễn biến bất thường của thời tiết, nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động từ các hoạt động kinh tế - xã hội tại vùng thượng nguồn và nội vùng ĐBSCL, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển vùng ĐBSCL đã và đang có diễn biến rất phức tạp, uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.
Theo tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ báo cáo của các địa phương, từ năm 2016 đến nay, các tỉnh/thành phố vùng ĐBSCL đã xuất hiện tổng số 779 điểm sạt lở với tổng chiều dài 1.134 km (bờ sông: 666 điểm/744 km; bờ biển: 113 điểm/390 km).
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, tình hình sạt lở tại ĐBSCL có một số điểm đáng lưu ý. Theo đó, mức độ xói lở càng ngày càng nghiêm trọng; trước năm 2005, mỗi năm bồi 100 ha thì 15 năm trở lại đây, mỗi năm mất trên 350 ha. Đồng thời, xói lở xảy ra quanh năm; trước đây chủ yếu là mùa lũ, hiện nay về mùa khô xói lở lại nhiều hơn (do ảnh hưởng của triều mạnh).
Cùng với đó, xói lở nghiêm trọng trên các sông/kênh nối sông Tiền – sông Hậu do cân bằng nước giữa 2 sông thay đổi (nước sông Tiền có xu thế chuyển sang sông Hậu). Xói lở tập trung nhiều ở sông Tiền; tập trung ở An Giang, Tiền Giang và Cà Mau (tổng chiếm 30%), trong đó An Giang 75 điểm, Tiền Giang 65 điểm, Cà Mau 86 điểm.
Trước tình hình sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên hệ thống sông ở ĐBSCL nói chung và dọc sông Tiền và sông Hậu nói riêng ngày một nghiêm trọng, vì vậy nhiều năm qua hàng loạt công trình bảo vệ bờ đã được xây dựng nhằm giảm bớt thiệt hại do sạt lở bờ gây ra. Hình thức kết cấu các công trình bảo vệ bờ khá đa dạng, phong phú, qua thống kê cơ bản có 3 loại công trình chính bảo vệ bờ gồm: Công trình dân gian, thô sơ; công trình bán kiên cố; công trình kiên cố.
Về giải pháp bảo vệ bờ biển, khoảng 5 năm trở lại đây đã có nhiều giải pháp công trình xây dựng để bảo vệ dải ven biển và rừng ngập mặn, với hai dạng chính: Giải pháp bảo vệ bờ trực tiếp và giải pháp bảo vệ bờ gián tiếp (đê giảm sóng xa bờ).
Các đại biểu nhận định, Chính phủ luôn quan tâm và đã ban hành nhiều chính sách, triển khai nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL, trong đó có phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, đặc biệt là với Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng thăm hỏi người dân khu vực dân cư vành đai nam Đông Hồ (TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) trong chuyến khảo sát kè chống sạt lở |
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 6/7/2020 phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030, trong đó xác định những giải pháp trước mắt và lâu dài xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. Trên cơ sở đó, Trung ương và địa phương đã quan tâm đầu tư khắc phục hậu quả do sạt lở (xây kè, khôi phục rừng, di dời dân cư).
Từ năm 2016 đến nay, Trung ương đã đầu tư và đã có kế hoạch đầu tư cho các tỉnh vùng ĐBSCL là 16.223 tỷ đồng để xây dựng 218 công trình kè chống sạt lở, với chiều dài 324 km. Trong đó, đã xây dựng hoàn thành 190 công trình/246 km/11.453 tỷ đồng; đã có kế hoạch đầu tư 28 công trình/78 km/4.770 tỷ đồng, gồm 21 công trình bờ sông và 7 công trình bờ biển.
Từ năm 2015 đến nay, đã trồng và phục hồi 10.042 ha rừng ngập mặn với tổng kinh phí 1.931 tỷ đồng; dự kiến giai đoạn 2022-2025 tiếp tục trồng 2.631 ha rừng ngập mặn. Đã tổ chức di dời 21.696 hộ dân ra khỏi các khu vực sạt lở với tổng kinh phí hỗ trợ 1.773 tỷ đồng.
Hiện tại còn 561 điểm sạt lở, gồm bờ sông 513 điểm/602 km; bờ biển 48 điểm/208 km. Trong đó, số điểm đặc nguy hiểm cần làm ngay là 63 điểm/204 km (bờ sông 39 điểm /118 km, bờ biển 24 điểm/86 km).
Tốc độ sụt lún đất cao gấp 3 - 4 lần nước biển dâng
Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chuyến khảo sát và làm việc nhằm tiếp tục triển khai các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần".
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu nói đi đôi với làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm phải có kết quả cụ thể, cân đong đo đếm được; mỗi cơ quan chủ động, kịp thời, tích cực, hiệu quả triển khai các công việc được giao theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Thủ tướng đánh giá, thời gian qua, tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai diễn ra rất phức tạp trên thế giới và tại Việt Nam, gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong đó, tình trạng ngập úng, sụt lún, sạt lở đất, lũ quét tiếp tục xảy ra ở trên cả nước, nhất là tại ĐBSCL.
ĐBSCL là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phát triển bền vững. Với hệ thống sông, kênh, rạch dày đặc và trên 740 km bờ biển, ĐBSCL có nhiều tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế biển, thủy sản, giao thông thủy. ĐBSCL là vựa lúa, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước, cung cấp trên 50% sản lượng gạo sản xuất, 90% lượng gạo xuất khẩu, chiếm 70% trái cây, 40% thủy sản đánh bắt và 70% thủy sản nuôi trồng.
Như vậy, ĐBSCL chiếm vai trò rất quan trọng với ngành nông nghiệp – bệ đỡ cho sự phát triển. Tuy nhiên, ĐBSCL cũng là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu trên thế giới, đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Cụ thể là tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng (theo một số nghiên cứu, nước biển dâng 0,35 cm/năm và ĐBSCL được đánh giá là 1 trong 5 đồng bằng bị tác động mạnh nhất bởi nước biển dâng); tác động từ các hoạt động khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn Mekong dẫn đến nguy cơ thiếu nước ngọt cục bộ tại một số thời điểm, đặc biệt là suy giảm mạnh phù sa về ĐBSCL.
Cùng với đó là tình trạng sụt lún, hạ thấp nền đất ở ĐBSCL. Theo số liệu đo đạc của Bộ TN&MT trong 10 năm (2012-2022), tốc độ sụt lún đất trung bình ở ĐBSCL khoảng 0,96 cm/năm, nhanh hơn gấp 3 lần so với nước biển dâng (khoảng 0,35 cm/năm), đặc biệt tại một khu vực ven biển (nguyên nhân do khai thác nước ngầm quá mức, chất tải xây dựng,…). Đồng thời, vấn đề xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường, tình trạng ngập úng khi triều cường xảy ra ở nhiều đô thị.
Đặc biệt, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, mất rừng ngập mặn ven biển diễn ra nghiêm trọng, đáng báo động như báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thống kê 50 năm qua, diện tích rừng ngập mặn giảm khoảng 80%, từ năm 2011-2016, giảm trên 15.300 ha (do sạt lở và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nuôi trồng thủy sản).
Trong đó, Cà Mau là tỉnh có đường bờ biển dài nhất và cũng bị sạt lở, xâm thực của biển mạnh nhất (cả phía Biển Đông và phía Biển Tây) với trên 90 km bị sạt lở. Giai đoạn 2011 - 2021, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250 ha (tương đương với diện tích bình quân một xã của tỉnh Cà Mau).
Nhân dịp này, Thủ tướng hoan nghênh Cà Mau đã kiên trì, chủ động nghiên cứu, triển khai nhiều giải pháp, huy động nguồn lực, ứng dụng công nghệ mới trong ứng phó sạt lở.
Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ, vẫn còn một số khó khăn, tồn tại trong công tác ứng phó sụt lún, sạt lở, ngập úng. Tập quán sinh sống ven sông, rạch, ven biển, nhiều hoạt động kinh tế-xã hội chủ yếu dựa vào sông nước (hầu hết nhà cửa, các tuyến đường giao thông đều bám sát ven sông, rạch). Điều này cho thấy công tác quy hoạch chưa làm tốt. Do vậy, khi xảy ra sạt lở là ảnh hưởng trực tiếp ngay đến người dân, giao thông.
Diễn biến sụt lún, sạt lở, ngập úng diễn biến mạnh, phức tạp; thiếu nguồn lực để đầu tư phòng ngừa (nhiều địa phương đã xác định khu vực có nguy cơ sạt lở cao nhưng không có kinh phí để đầu tư, khi xảy ra sạt lở rồi mới di dời dân cư, đầu tư công trình khắc phục sự cố sạt lở rất tốn kém).
Một số công trình phòng, chống đầu tư chưa thực sự căn cơ, hiệu quả, chưa bảo đảm bền vững. Chưa huy động được nhiều các nguồn lực cho phòng chống sạt lở, hầu hết trông đợi vào ngân sách Nhà nước và nguồn lực Trung ương. Công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình còn hạn chế.
"Đến nay, còn 63 khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm ảnh hưởng đến người dân và cơ sở hạ tầng quan trọng cần xử lý với tổng chiều dài 204 km, nhu cầu đầu tư gần 14.000 tỷ đồng", Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng nhấn mạnh các mục tiêu: Ngăn chặn, đẩy lùi sụt lún, sạt lở, ngập úng tại ĐBSCL; bảo tồn, phát triển, khai thác bền vững rừng, đất rừng, tài nguyên khoáng sản; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân, sắp xếp quy hoạch lại không gian sinh tồn và sản xuất; bảo vệ môi trường sinh thái.
Thủ tướng nêu rõ 5 quan điểm lãnh đạo, điều hành: Phải nâng cao nhận thức về diễn biến phức tạp và hậu quả nặng nề của sụt lún, sạt lở, ngập úng tại ĐBSCL; tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức quản lý của chính quyền và huy động sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể có liên quan; có giải pháp cấp bách, trước mắt và giải pháp lâu dài, căn cơ; huy động nguồn lực Nhà nước (Trung ương và địa phương), của người dân và các nguồn lực hợp pháp khác; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.
Về phương châm, phải nắm chắc dự báo, sát tình hình; nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả; huy động tổng thể nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật chất.
Thủ tướng: Xử lý ngay các điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm tại ĐBSCL |
Nghiên cứu giải pháp quai đê lấn biển
Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu cần triển khai đồng bộ, quyết liệt những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Về trước mắt, Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải chủ động hỗ trợ ổn định đời sống cho các hộ dân khu vực đang bị sạt lở (chỗ ở tạm, tái định cư). Chủ động di dời ngay các hộ dân ở khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở, tránh để bị động, bất ngờ dẫn tới thiệt hại tính mạng của người dân khi xảy ra sạt lở. Tiếp tục xử lý, khắc phục các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm để bảo đảm an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng quan trọng. Huy động nguồn tăng thu, tiết kiệm chi của các địa phương, nguồn dự phòng ngân sách Trung ương… cho công tác này.
Qua thực tế, Thủ tướng chỉ rõ một số điểm nóng về sạt lở đặc biệt nguy hiểm, cấp bách nhất tại 7 địa phương được khảo sát, yêu cầu các địa phương hoàn thiện hồ sơ theo quy định, gửi các cơ quan có thẩm quyền (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) xem xét, quyết định để xử lý ngay, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
Với 5 địa phương còn lại, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các địa phương rà soát, tổng hợp các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm, thực sự cấp bách, ảnh hưởng tới tính mạng và tài sản người dân, lập dự án cụ thể, nghiên cứu cân đối, bố trí nguồn lực, trình cấp thẩm quyền quyết định hỗ trợ các địa phương xử lý sớm, hoàn thành trong tháng 8.
Về lâu dài, Thủ tướng Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ KH&CN, Bộ TN&MT tiếp tục nghiên cứu, xác định cụ thể nguyên nhân dẫn tới tình trạng sụt lún, sạt lở, ngập úng, xâm thực bờ biển, suy thoái rừng ngập mặn (cần xác định rõ nguyên nhân đối với từng vấn đề, từng khu vực, nguyên nhân nào là chủ yếu để có giải pháp phù hợp đối với từng khu vực).
Cùng với đó, làm tốt công tác quy hoạch; kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng công trình, nhà cửa ven sông, ven biển có nguy cơ rủi ro; chủ động sắp xếp, di dời dân cư, nhất là khu vực có nguy cơ sạt lở cao; quản lý việc khai thác cát, khai thác nước ngầm, rừng ngập mặn.
Rà soát các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, sụt lún, ngập úng, chủ động đầu tư để phòng ngừa sạt lở từ sớm, từ xa; xây dựng dự án đầu tư mang tính căn cơ, bài bản, bền vững để ngăn ngừa, khắc phục sạt lở, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới, tổng kết đánh giá các mô hình hay, cách làm tốt; chú trọng trồng, khôi phục rừng ngập mặn ven biển, bán tín chỉ carbon…
Tại một số khu vực như mũi Cà Mau cần triển khai các dự án lớn, trọng điểm, bài bản; nghiên cứu triển khai giải pháp quai đê lấn biển tại những nơi có điều kiện phù hợp (vừa phát triển giao thông, vừa chắn sóng, chống sạt lở, xâm thực, vừa giữ được phù sa để lấn biển, phát triển được quỹ đất, không gian phát triển mới).
Tiếp tục huy động các nguồn lực của Nhà nước và có cơ chế, chính sách phù hợp để xã hội hóa, huy động nguồn lực ngoài Nhà nước để đầu tư các công trình phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng; lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư và kích hoạt mọi nguồn lực xã hội. Tăng cường công tác truyền thông chính sách.
Thủ tướng nhấn mạnh, đây là vấn đề khó khăn, phức tạp, một cuộc họp, một vài văn bản không thể giải quyết triệt để tình trạng này nhưng chúng ta phải làm, từng bước một, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần. Tinh thần là quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động nắm tình hình, chỉ đạo, triển khai xử lý, khắc phục tình trạng sạt lở theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế; kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền chỉ đạo xử lý đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
Nhân dịp này, Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần tập trung quyết liệt triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời điểm hiện nay về điều hành phát triển kinh tế - xã hội nói chung: Công tác quy hoạch; giải ngân đầu tư công; thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho đầu tư, thị trường bất động sản…; đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền…
Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sau chuyến khảo sát và làm việc./.
-
Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025Xây dựng thành phố thông minh là nhiệm vụ quan trọng của Hà NộiTaliban loay hoay tìm cách nhận được tài sản bị đóng băngNgành mía đường tìm giải pháp tái cơ cấu nâng cao cạnh tranhXuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt13 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới 30%Nhiều quốc gia lên tiếng chống lại Trung Quốc ở Biển ĐôngWHO công bố định nghĩa về CovidBắt được tê tê quý hiếm ở Cần ThơViệc chấp hành pháp luật về đất đai, tài nguyên còn chưa nghiêm
下一篇:Nâng hạng thị trường chứng khoán có tác động ra sao đến dòng vốn ngoại?
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Việt Nam là đối tác quan trọng và thân thiết của Nga ở châu Á
- ·Chạy đua nghiên cứu vắc
- ·Căng thẳng giữa Israel và Lebanon lại leo thang
- ·Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- ·Cần những cải cách mạnh mẽ cho kinh tế Việt Nam năm 2016
- ·Bệnh nhân 1342 trong thời gian tự cách ly đã đi học tại Đại học Hutech
- ·Các chính đảng đánh giá cao thông điệp của Tổng Bí thư
- ·Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- ·Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Phủ Lý là đô thị loại II
- ·Hội nghị quốc tế về phòng chống mã độc toàn cầu
- ·Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- ·Thủ tướng tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ
- ·Doanh nghiệp chưa tích cực trong cam kết chống tham nhũng
- ·Năm 2019: Không sợ trách nhiệm để nền kinh tế tăng tốc
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·Thông điệp ý nghĩa tại Miss Asian 2024 của Hoa hậu Nhân ái Vũ Thị Minh Thuý
- ·Việt Nam là đối tác quan trọng và thân thiết của Nga ở châu Á
- ·Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa xin từ chức
- ·5 phút sáng nay 4
- ·Thủ tướng tiếp Chủ tịch Duma quốc gia Nga
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Ấn Độ
- ·Để môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, ổn định
- ·Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
- ·Ra mắt tiểu thuyết kỳ ảo đặc sắc của tác giả Việt
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·WB công bố Khung đối tác quốc gia mới với Việt Nam
- ·Khả thi với mục tiêu lạm phát năm 2019 khoảng mức 4%
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Hy vọng Ninh Bình tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Việt Nam cam kết hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
- ·Thủ tướng chỉ thị xử lý nghiêm hành vi nhập khẩu, phát tán loài ngoại lai xâm hại
- ·Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam
- ·Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·Tiêm thử nghiệm vắc xin Covid