【ty sô trực tuyến】Công chức không biết đóng dấu, soạn văn bản: Không chỉ ở Đồng Tháp?
Nếu tất cả các địa phương trong cả nước đều sát hạch trình độ,ứckhngbiếtđngdấusoạnvănbảnKhngchỉởĐồty sô trực tuyến năng lực công chức xã phường thì chắc cũng có kết quả tương tự hoặc tệ hơn Đồng Tháp.
Thông tin về một cuộc sát hạch trình độ, năng lực đội ngũ công chức xã, phường ở Đồng Tháp vừa được Sở Nội vụ tỉnh công bố, cho thấy có những người không biết đóng dấu. Thông tin nay được cho là mới, nhưng không lạ. Bởi từ trước tới nay, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã luôn là mối băn khoăn lớn nhất trong hệ thống hành chính, công vụ nước ta.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet).
Hiện nay, cả nước có 11.112 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 1.403 phường, 624 thị trấn, 9.085 xã. Như vậy, trong số những đơn vị hành chính cấp cơ sở ở nước ta thì đơn vị xã chiếm số lượng lớn nhất. Và họ là đơn vị cơ sở “gần dân, sát dân nhất”.
Vì sao chất lượng công chức cấp xã, phường lại kém như hiện nay? Có nhiều lý do để giải thích, nhưng phải thừa nhận một thực tế là những người có chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thì ít khi trở về làm việc ở xã. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng với tấm bằng khá giỏi trong tay có thể lang thang vài năm ở các thành phố lớn không xin được việc, có thể đi làm thuê, chạy bàn… nhưng vẫn quyết không về xã làm việc. Bởi họ cho rằng, môi trường làm việc ở đây nhàm chán, không có cơ hội thăng tiến, thu nhập thấp…
Lý do nữa là số lượng công chức xã đã được khống chế. Nếu “chân” địa chính, văn phòng… đã có người rồi thì đừng ai mong sẽ có cơ hội cho mình. Bởi lẽ, ở cấp xã sẽ không có cơ chế cạnh tranh, đào thải. Làm được việc hay không thì chỉ cần có chỗ là “ấm chân”.
Lý do nữa, về xã, phường mà xin được việc thì phải là “con ông cháu cha”. Thế mới có chuyện một xã, một huyện, toàn họ hàng, dây mơ rễ má làm quan.
Trở lại câu chuyện ở Đồng Tháp, thông tin trên tờ Tuổi trẻ, lần này Sở Nội vụ sát hạch 1.200 công chức thuộc năm chức danh trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính tại UBND các xã, phường gồm: văn phòng - thống kê; địa chính - xây dựng - nông nghiệp và môi trường; tư pháp - hộ tịch; tài chính - kế toán và văn hóa - xã hội. Tính chung toàn tỉnh có khoảng 20% công chức cấp xã không đạt yêu cầu, tức gần 240 người. Báo cáo của Sở Nội vụ Đồng Tháp cũng chỉ ra rằng: Quá trình sát hạch chưa thật sự nghiêm túc, công chức còn trao đổi, sử dụng tài liệu nhiều. Nhiều người làm bài kiểm tra mang tính đối phó, chưa thật sự nhìn nhận những hạn chế của bản thân để có biện pháp khắc phục. Như vậy số lượng công chức chưa đạt yêu cầu có thể cao hơn 20%.
Đề thi đưa ra những câu hỏi “rất thường ngày” đối với công chức nhưng nhiều người đã không trả lời được. Vậy ai dám đảm bảo họ hướng dẫn người dân đúng và thủ tục hành chính mà họ thực hiện là chính xác?!
Trước đây, có “tin đồn ác ý” rằng có tới 30-40% cán bộ, công chức không làm được việc, sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Có người bảo số lượng này thực tế có khi còn nhiều hơn. Thế nhưng, khi ngành Nội vụ vào cuộc, hàng năm các cơ quan, đoàn thể đánh giá chất lượng cán bộ, công chức thì chỉ có 1% cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Trên các diễn đàn, thậm chí là cả Quốc hội, nhiều người băn khoăn khi chất lượng công việc, thủ tục hành chính… của ta vẫn rất rườm rà, dân vẫn kêu than là bị “hành” mà lại khó kiếm được người không hoàn thành nhiệm vụ đến như vậy. Và cuối năm đánh giá ai cũng lao động tiên tiến, lao động giỏi thì biết tinh giản ai để đội ngũ cán bộ, công chức của ta thực sự lớn mạnh; để có nguồn lực tài chính đầu tư xứng đáng cho những người làm việc thực thụ.
Một cuộc khảo sát, sát hạch ở qui mô một tỉnh nhưng có ý nghĩa tham chiếu với cả nước. Khi thước đo đánh giá hiệu quả công việc trong một đơn vị còn định tính, cảm tính thì những cuộc khảo sát, kiểm tra định kỳ là cần thiết. Tất cả mọi người sẽ phải theo một luật chơi chung, có tính cạnh tranh thì mới mong có sự công bằng, sàng lọc.
Còn nhớ, trong cuộc họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương diễn ra cuối tháng 12/2015, Thủ tướng bày tỏ băn khoăn “biên chế càng tinh giản càng phình to”. Chỉ khi có sự sàng lọc kỹ lưỡng, có sự đánh giá minh bạch, khách quan, công bằng thì mới mong chất lượng nền hành chính công vụ được cải thiện.
Theo Vũ Hạnh/VOV.VN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- ·12 nguyên tắc khi áp dụng tiêu chuẩn WRAP trong ngành dệt may
- ·Tiềm năng xuất khẩu hàng Việt qua kênh thương mại điện tử của Singapore
- ·Tăng cường hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm điện tử thông qua chứng nhận An toàn và EMC
- ·Nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo
- ·Ban hành 2 quy chuẩn về xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- ·Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- ·Hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam và Đài Loan
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Tăng cường kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- ·Hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013: Đối tượng và lợi ích khi áp d
- ·Áp dụng TCVN ISO 18091 giúp nâng cao chất lượng dịch vụ công
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- ·QUATEST 3 tham gia Hội thảo Chuyên gia trẻ của Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế
- ·Hoạt động đo lường đảm bảo công bằng trong thương mại
- ·Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- ·Doanh nghiệp được hưởng lợi và nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng các công cụ cải tiến