【tỉ số trực tiếp hôm nay】Gỡ vướng trong xử lý nợ xấu

时间:2025-01-25 22:33:25来源:88Point 作者:Cúp C2
Ngân hàng khó khăn trong xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ xấu
Lo ngại nợ xấu tiềm ẩn trong tương lai
Gỡ vướng trong xử lý nợ xấu
Ảnh minh họa: ST

Hiện nay, quy trình luật hóa nợ xấu đang được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiến hành gấp rút để sớm trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2023. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động xử lý nợ xấu, góp phần lành mạnh thị trường tài chính. Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế đang cần nhiều nguồn lực để khôi phục như hiện nay, xử lý nợ xấu thuận lợi sẽ giúp đảm bảo dòng vốn tín dụng được vận hành xuyên suốt, đi đúng vào các hoạt động của doanh nghiệp.

Chính vì thế, nhiều ngân hàng mong muốn các cơ quan chức năng cần mở rộng và làm chặt chẽ thêm một số vấn đề như: vai trò của VAMC, vấn đề phá sản doanh nghiệp, thị trường mua bán nợ... Chẳng hạn, thủ tục giải quyết phá sản tại nước ta quá chậm đã khiến việc giải quyết nợ xấu chậm vì doanh nghiệp không chịu phát mãi tài sản, thanh lý tài sản nên không có nguồn lực để tổ chức tín dụng xử lý các khoản nợ xấu. Hơn nữa, nhiều ngân hàng đang “rối bòng bong” trong xử lý tài sản đảm bảo, khâu định giá, thẩm định giá khoản nợ và tài sản đảm bảo…

Một vấn đề khác khiến việc luật hóa xử lý nợ xấu quan trọng là bởi theo các chuyên gia, nhiều doanh nghiệp và ngay cả cơ quan quản lý của Việt Nam cũng chưa nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa bên cho vay và bên đi vay. Đa số quan điểm hiện nay ủng hộ bên đi vay nhiều hơn bên cho vay, tạo thành mối quan hệ không bình đẳng, nên mỗi khi để xảy ra nợ xấu hay tranh chấp, tổ chức tín dụng thường được coi là bên có lỗi. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng cũng là doanh nghiệp, họ là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh mặt hàng đặc biệt là tiền, nên cần đối xử công bằng, đúng như các doanh nghiệp.

Có thể thấy, việc tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh là một nhu cầu thiết yếu để các hoạt động kinh tế được đi theo đúng quỹ đạo. Điều này không chỉ cần một hành lang pháp lý đủ bao quát mà cần sự thay đổi về cách nhìn nhận và tư duy, từ đó có thể đưa ra những đánh giá đúng đắn, giúp khắc phục những vấn đề còn tồn tại một cách nhanh chóng, không tạo ra những kẽ hở, đảm bảo lợi ích hài hòa cho các bên.

相关内容
推荐内容