Sáng 15/12, tại Hà Nội, Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Báo Tài nguyên và Môi trường và Công ty TNHH Nước giải khát Coca - Cola Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (Fs).
Hội thảo còn có sự tham gia của các đại biểu đến từ các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải và một số các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu.
Phát biểu tại hội thảo, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết: Bộ TN&MT đã thành lập Tổ soạn thảo, tiến hành khảo sát và xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế đối với các loại sản phẩm, bao bì (Fs); theo kế hoạch bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2023 để kịp thời có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2024.
Ông Phan Tuấn Hùng nhấn mạnh, kinh nghiệm quốc tế cho thấy các quốc gia sẽ có Fs khác nhau do chi phí lao động, công nghệ, thu gom… khác nhau. Fs cần phải được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, hợp lệ bao gồm phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải. Tuy nhiên, việc đề xuất Fs cho các loại sản phẩm, bao bì phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và cần có sự đồng thuận bởi các bên có liên quan.
Đại diện nhóm chuyên gia tư vấn, PGS.TS Nguyễn Đức Quảng, Đại học Bách khoa Hà Nội đề xuất, Fs gồm 2 loại định mức là định mức chi phí tái chế cơ bản và định mức chi phí tái chế nâng cao. Định mức chi phí tái chế cơ bản là chi phí áp dụng chung cho tất cả sản phẩm, bao bì. Định mức tái chế nâng cao là chi phí áp dụng riêng cho các sản phẩm, bao bì khó tái chế hơn (xác định theo hệ số). Fs thấp thì sẽ không tạo động lực để nhà sản xuất thay đổi thiết kế sản phẩm, bao bì theo hướng thân thiện môi trường, thiết kế vì tái chế.
TS Ko Jae Young, nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc cho rằng, việc đề xuất Fs nên được thực hiện bởi các tổ chức tư vấn độc lập trên cơ sở khảo sát chi phí tái chế thực tế tại Việt Nam. Khi xác định Fs cần có sự phân biệt giữa sản phẩm, bao bì dễ tái chế với sản phẩm, bao bì khó tái chế.
Tại hội thảo, đại diện một số tổ chức tái chế đề xuất phương pháp xác định Fs cho các loại sản phẩm, bao bì cụ thể.
Đây là hội thảo khởi động cho quá trình xây dựng, tham vấn đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế đối với các loại sản phẩm, bao bì (Fs). Theo đó, thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ tích cực phối hợp với các chuyên gia, khảo sát thực tế các đơn vị tái chế để đưa ra đề xuất Fs cho từng loại sản phẩm, bao bì vào đầu năm 2023.
相关文章
- Your browser does not support the audio element.2025-01-09
Bộ Tài chính hướng dẫn tạo cơ chế nguồn thực hiện tiền lương năm 2021
Nguồn chi lương từ tăng thu, tiết kiệm chi nhiều khoản. Ảnh: TL.Theo đó, các bộ, cơ quan trung ương2025-01-09Công đoàn Bộ Tài chính bàn giao nhà tình nghĩa cho 3 hộ nghèo ở Cao Bằng
Ông Bùi Xuân Ngọc - Phó Vụ trưởng, Phó chủ tịch Công đoàn Bộ Tài chính (đứng giữa) dự lễ khánh thành2025-01-09Việt Nam luôn ủng hộ các sáng kiến có lợi cho hòa bình, hợp tác phát triển
VHO - Tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) vừa diễn ra Lễ khai mạc Diễn đàn cấp cao Hợp tác quốc tế "Và2025-01-09Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
Ngày 6/8, Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã triệu tập Ngô Minh Trung (34 tuổi), Trần Đức Hoàng (2025-01-09Điểm tên 10 thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam
Tháng 8/2023, xuất khẩu hạt điều đạt mức cao kỷ lục mới 9 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều ghi nhậ2025-01-09
最新评论