您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【kq schalke 04】Nơi học sinh trút hết nỗi lòng 正文

【kq schalke 04】Nơi học sinh trút hết nỗi lòng

时间:2025-01-25 04:23:49 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

“Thầy ơi, đừng chuyển cô giáo dạy lớp con (lớp 6I) sang dạy lớp khác”; “Thưa thầy, con rất buồn vì b kq schalke 04

Báo Cà Mau“Thầy ơi, đừng chuyển cô giáo dạy lớp con (lớp 6I) sang dạy lớp khác”; “Thưa thầy, con rất buồn vì ba mẹ không hiểu, không quan tâm đến con”;…

“Thầy ơi, đừng chuyển cô giáo dạy lớp con (lớp 6I) sang dạy lớp khác”; “Thưa thầy, con rất buồn vì ba mẹ không hiểu, không quan tâm đến con”;…

Mỗi khi cầm những lá thư của học sinh trên tay, đọc những dòng chữ được viết nắn nót, cẩn thận trên những trang giấy trắng, hay trên mẩu giấy nhỏ, thầy Tạ Ðức Hùng, Hiệu trưởng Trường THCS Võ Thị Sáu (TP Cà Mau) bồi hồi xúc động, và hạnh phúc vì học sinh của mình đã tin tưởng gửi gắm tâm tư, tình cảm, cùng những đề xuất, kiến nghị thẳng thắn thông qua thư tay mộc mạc như thế. 

Những lá thư “Điều em muốn nói” là mối liên hệ tốt giúp thầy, cô và học sinh hiểu nhau hơn.

Chuyện trường, chuyện lớp, chuyện gia đình, kể cả chuyện hờn dỗi bạn bè, và “góp ý” về thầy cô… đều được các em trút hết. Có những bức thư rất dài, là những lời tri ân, hay tâm trạng khi rời xa mái trường; có thư chỉ vỏn vẹn 1 dòng tin thể hiện cảm xúc về 1 buổi học; có cả những ước mơ giản dị được trở thành thầy cô giáo, kỹ sư, bác sĩ... Các em còn thể hiện tình cảm dễ thương dành cho thầy, cô giáo bằng những tấm thiệp mừng tự tay trang trí. “Ðặc biệt hơn, hộp thư “Ðiều em muốn nói” còn nhận được những số tiền mà học sinh nhặt được bỏ vào. Tôi trân trọng và luôn cất giữ thư cẩn thận như món quà tặng vô giá dành tặng cho những người làm công tác giáo dục. Thật ý nghĩa vì hộp thư đã giúp cho tình cảm thầy - trò trở nên thắm thiết, gần gũi hơn”, thầy Tạ Ðức Hùng chia sẻ.

Cách nay 2 năm, tình cờ đọc thông tin về hộp thư “Ðiều em muốn nói” trên báo mạng, thầy Hiệu trưởng Tạ Ðức Hùng nhận thấy đây là cách làm hay, có thể giúp học sinh bày tỏ chân thật ý kiến của riêng mình về mọi vấn đề xung quanh, để những người lớn hiểu hơn và tôn trọng những ý kiến ấy. Rồi thầy bắt đầu ngay việc thử nghiệm hộp thư. Hộp thư nhanh chóng thu được kết quả với rất nhiều lá thư được học sinh bỏ vào như là nơi trút niềm tâm sự và bày tỏ bức xúc, khúc mắc của bản thân.

Hộp thư thực sự đã có tác dụng tốt đối với công tác dạy và học trong nhà trường: những góp ý, kiến nghị của học sinh được nhà trường cân nhắc, chấn chỉnh kịp thời; học sinh được thầy cô chia sẻ, động viên và điều chỉnh cách xử sự hợp lý, hợp tình hơn. Ðiều này cũng minh chứng những lá thư của các em có vai trò không nhỏ trong việc làm tốt đẹp hơn môi trường học tập và sinh hoạt của trường. Chính các em đã trở thành những chủ thể sinh động của những hoạt động giáo dục, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Kể lại nội dung bức thư do em Nguyễn Duyên Anh, lớp 9A (năm học 2013-2014) gửi vào thùng thư khi chỉ còn 5 ngày là kết thúc năm học, thầy Hùng tâm tình: “Ðọc những dòng thư, tôi vui và bất ngờ vì những điều em ấy suy nghĩ về môi trường học tập suốt 4 năm học tại trường. Tôi đã sao chép lại và gửi cho tất cả những thầy cô được em ấy nhắc đến trong thư và nhận lại là những nụ cười hạnh phúc của các thầy, cô đó. Tôi tin hẳn là các thầy, cô đã thấu hiểu tình cảm của học trò mình và hiểu chính bản thân họ. Khi đọc lá thư này dưới cờ, tất cả học sinh trường chăm chú nghe và vỗ tay nồng nhiệt”.

Thư có đoạn: “Lúc mới vào trường, em không có những thiện cảm tốt với thầy, cô. Ðặc biệt là cô Diễm dạy Sử. Cô hay mắng lớp và không bao giờ phát bài kiểm tra… Lúc thi học kỳ I lớp 6, cô cho đề cương không giống với đề thi gì hết nên ác cảm với cô ngày một nhiều hơn. Nhưng đến cuối kỳ, điểm trung bình môn Sử của em rất cao, mặc dù có nhiều bài kiểm tra em làm không tốt. Sau đó, em mới hiểu được rằng, bằng cách nào đó, cô đã giúp lớp nâng điểm kiểm tra. Bỗng dưng em thấy thương cô rất nhiều, không phải vì cô cho điểm mà là vì lòng vị tha, sự khoan dung của cô đã cảm hoá được chúng em. Em muốn nói lời xin lỗi với cô nhưng không đủ dũng cảm”.

Thư của Duyên Anh còn đề cập đến những thầy cô “khó tính” nhưng sau thời gian gần gũi, em hiểu, khó mới nên, cũng vì thầy cô thương mới trách mắng. Duyên Anh gửi lời cảm ơn thầy Hùng đã tạo nên hộp thư “Ðiều em muốn nói” để suốt 2 năm học lớp 8, 9, em được bày tỏ những tâm tư, tình cảm và nhận được sự lắng nghe, chia sẻ và tôn trọng những điều em đã nói ra.

Trước kỳ nghỉ Tết Ất Mùi vừa qua, thầy Hùng kiểm tra hộp thư và bất ngờ khi nhận được lá thư của một cựu học sinh trường. Chỉ là em học sinh cũ ấy tình cờ đi ngang, năn nỉ bảo vệ cho vào thăm trường đỡ nhớ và viết vội lá thư kèm theo lời chúc Tết gửi thầy cô. Thư giản đơn chỉ là lời cảm ơn chân thành đến những thầy cô đã chắp cánh vững chắc cho em ấy bay cao, dạy cho em những điều hay lẽ phải và tự hào vì từng là học sinh của trường. Hiện em là học sinh lớp 10C3 của Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển.

“Những lá thư học trò khiến người lớn phải xem lại cách mình nghĩ về con trẻ. Tuỳ từng nội dung, mỗi lá thư sẽ có cách ghi nhận khác nhau. Nếu là những góp ý về phương pháp giảng dạy, cách cư xử của giáo viên, Ban giám hiệu sẽ làm việc trực tiếp giáo viên, hoặc đề ý kiến ra hội đồng. Trường hợp thư là lời than thở về gia đình, sẽ chuyển cho giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh đọc. Những lá thư thể hiện nguyện vọng chính đáng như tổ chức nhiều trò chơi, bảo vệ môi trường,… nhà trường sẽ xem xét và thực hiện. Còn những phần tiền học sinh nhặt được thì giao Tổng phụ trách Ðội thống kê gây quỹ”, thầy Tạ Ðức Hùng cho biết./.

Bài và ảnh: Băng Thanh