欢迎来到88Point

88Point

【kết quả hạng 2 thụy điển】Mỹ củng cố quan hệ quân sự với Bắc Phi và Trung Đông

时间:2025-01-26 00:10:11 出处:La liga阅读(143)

my cung co quan he quan su voi bac phi va trung dong

Bộ trưởng Panetta gặp Tổng thống Morsi trong chuyến thăm Ai Cập

Mục đích của chuyến đi là củng cố các quan hệ quân sự với các đồng minh truyền thống,ỹcủngcốquanhệquânsựvớiBắcPhivàTrungĐôkết quả hạng 2 thụy điển trong bối cảnh phương Tây đang tăng cường sức ép nhằm vào Syria và Iran.

Bất chấp những căng thẳng với chính quyền quân sự Ai Cập sau khi cựu Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ bởi phong trào "Mùa xuân Arập" hồi đầu năm 2011, Washington đã nối lại khoản viện trợ quân sự 1,3 tỷ USD cho Ai Cập. Quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ai Cập bắt đầu từ năm 1978 sau khi Mỹ mua chuộc cựu Tổng thống Anwar Sadat, biến Ai Cập - một quốc gia Arập lớn và hùng mạnh nhất về quân sự - từ một quốc gia sáng lập phong trào Không liên kết (NAM) và có quan hệ gần gũi với Liên Xô trước đây, trở thành một chư hầu quân sự lớn của Mỹ tại châu Phi và thế giới Arập, đồng thời phá vỡ sự đoàn kết của thế giới Arập trong quan hệ với Israel và Palestin.

Do có vai trò lớn với Lầu Năm Góc, nên Ai Cập là quốc gia châu Phi duy nhất không trực thuộc Bộ Chỉ huy châu Phi (AFRICOM) mà trực thuộc Bộ Chỉ huy Trung tâm của Bộ Quốc phòng Mỹ. Từ Hiệp định Trại David năm 1978, Ai Cập là một trong hai quốc gia nhận được nhiều viện trợ nhất (chủ yếu là viện trợ quân sự) của Mỹ và là một đồng minh phụ thuộc vào Washington. Ai Cập có biên giới giáp với Israel và dải Gaza ở phía Đông, Libya ở phía Tây, Sudan ở phía Nam và kiểm soát kênh đào Suez nối Địa Trung Hải với Biển Arập và Ấn Độ Dương - tuyến đường cực kỳ quan trọng đối với các tàu chiến của Mỹ. Vì thế, dù ông Panetta có chính thức nói gì đi nữa thì chuyến thăm Ai Cập của ông cũng nhằm đảm bảo rằng quốc gia Bắc Phi này vẫn nằm trong đội hình chính trị và đặc biệt là quân sự của Mỹ.

Ngay trên đường tới Tunisia, chặng dừng chân đầu tiên, ông Panetta đã nói: "Mục tiêu của chúng tôi là thúc đẩy an ninh bằng việc hỗ trợ sự thay đổi hòa bình khắp khu vực. Thay đổi dân chủ và hòa bình đang diễn ra từ “Mùa xuân Arập”, nhưng Syria, Iran và chủ nghĩa cực đoan nói chung vẫn là những thách thức". Ông Panetta cũng cam kết tăng cường "mối quan hệ đối tác gần gũi" với Israel, nhất là liên quan tới vấn đề Iran. Theo Lầu Năm Góc, "Iran và việc nước này theo đuổi công nghệ vũ khí hạt nhân được thảo luận tại cả bốn chặng dừng chân của ông Panetta".

Như vậy, sứ mạng của ông Panetta trong chuyến công du này là "thuyết phục" cả bốn đồng minh quân sự này của Mỹ để đối đầu với Syria và Iran. Tại Tunisia, ông Panetta có kế hoạch đưa ra lộ trình cho mối quan hệ quân sự trong tương lai giữa Mỹ và Tunisia, vì quân đội đang đóng vai trò tích cực tại Tunisia và Mỹ mong muốn vai trò này được tiếp tục. Tại Ai Cập, ông Panetta gặp Tổng thống mới Mohamed Morsi và Bộ trưởng Quốc phòng Mohamed Hussein Tantawi. Tại Israel, ông Panetta hội kiến với Thủ tướng Benjamin Netanyahu, Tổng thống Shimon Peres và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak. Sau đó tại Jordan, ông Panetta sẽ hội đàm về hợp tác quân sự song phương với Quốc vương Abdullah, trong đó "Syria là một chủ đề" vì Jordan là tuyến đầu trong cuộc khủng hoảng ở Syria.

Cùng với các chuyến công du trước đó tới Nam Mỹ và châu Á từ đầu năm tới nay, chuyến công du Bắc Phi và Trung Đông của ông Panetta có một mục tiêu cụ thể là củng cố quan hệ quân sự với các quốc gia giáp biên giới hoặc nằm gần với một số ít quốc gia còn lại trên thế giới chưa bị lôi kéo vào mạng lưới toàn cầu của Lầu Năm Góc.

Khánh Linh

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: