【bảng xếp tay ban nha】Kiểm dịch thủy sản nhập khẩu
Vượt rào cản phi thuế quan để mở rộng xuất khẩu nông,ểmdịchthủysảnnhậpkhẩbảng xếp tay ban nha thuỷ sản vào Nga | |
Xuất khẩu thủy sản trông chờ đơn hàng cuối năm |
Đóng gói thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khầu Thủy sản Việt Nam (VASEP), bất cập trên đã tồn tại suốt 6 năm qua và chưa được rà soát, sửa đổi theo quyết nghị cụ thể về nội dung này ghi rõ tại các Nghị quyết 19 (năm 2016, 2017, 2018, 2019) và Nghị quyết 02 (năm 2020, 2021) của Chính phủ về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như Nghị định 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ các doanh nghiệp và nghiên cứu chuyên môn của các chuyên gia, VASEP nhận thấy, hoạt động kiểm tra nhà nước đối với hàng thủy sản nhập khẩu được thực hiện theo các quy định tại các Thông tư về kiểm dịch của Bộ NNPTNT bao gồm: Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT, Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT, là chưa đúng bản chất của hoạt động kiểm tra này với nhóm sản phẩm thuỷ sản chế biến dùng làm thực phẩm.
Điều đáng nói, Danh mục hàng phải “kiểm dịch” theo quy định tại 3 thông tư nêu trên rất rộng. Các container hàng nhập khẩu đều phải kiểm tra 100% (kiểm tra hồ sơ, cảm quan) dù nhập cho mục đích gì (gia công hàng XK, hay tiêu dùng nội địa) và có lịch sử ra sao; việc lấy mẫu kiểm nghiệm áp dụng khi có nghi ngờ đối với hàng nhập để SXXK, GCXK và 20% số lô/năm đối với hàng nhập để tiêu dùng nội địa.
Quy định trên dẫn đến quy mô và số lượng mặt hàng, lô hàng phải “kiểm tra nhập khẩu” hiện nay là rất lớn, với hàng chục nghìn mặt hàng. Theo số liệu công bố của Dự án TFP tại Hội thảo góp ý Dự thảo sửa đổi Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT (về mã H/S hàng hoá phải kiểm tra nhập khẩu), tổng số mặt hàng thuộc diện quản lý kiểm tra chuyên ngành của Việt Nam (13 Bộ- trong 10 tháng năm 2020) là 70.087 mặt hàng, trong đó Bộ NNPTNT là 57.562 mặt hàng, chiếm 82,13% tổng số.
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có hoạt động XNK mặt hàng thủy sản, nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay, VASEP đề nghị Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành bỏ một số quy định bất hợp lý.
Cụ thể, bỏ quy định phải kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh dùng làm thực phẩm nhập khẩu về để sản xuất xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước.
Bỏ quy định kiểm dịch đối với các sản phẩm thủy sản chế biến nhập khẩu tiêu thụ nội địa được đánh giá không có nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản vào Việt Nam (các thuỷ sản chế biến dưới dạng đông lạnh, hàng khô… dùng làm thực phẩm cho người).
Đồng thời tối ưu hoá các quy định về kiểm dịch với thuỷ sản sống, tươi, ướp lạnh là đối tượng chủ yếu lây lan dịch bệnh thủy sản trên nguyên tắc là vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh nhưng cũng vừa đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế (theo các nguyên tắc vệ sinh thú y của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và các nguyên tắc kiểm dịch nhập khẩu của các thị trường nhập khẩu chính như EU, Mỹ,…) trong cán cân thương mại với các nước và trên cơ sở đánh giá nguy cơ đối với từng dòng hàng và lịch sử tuân thủ của các doanh nghiệp, không kiểm tra theo kiểu “dàn hàng ngang” 100%, gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp.
Sớm hoàn tất việc số hóa thủ tục kiểm dịch nhập khẩu để đưa các thủ tục này lên Cổng Thông tin một cửa Quốc gia, không bắt buộc doanh nghiệp phải nộp hồ sơ giấy.
Sửa đổi 3 thông tư nêu trên của Bộ NNPTNT ngay trong quý 1/2022 để phân định rõ hoạt động kiểm tra nhập khẩu phù hợp với các danh mục sản phẩm khác nhau.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/008e792156.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。