【xem tttt bóng đá hôm nay】Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
Sáng 14/9,ứtrưởngBộxem tttt bóng đá hôm nay tại TP. Cần Thơ, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất vụ hè thu, thu đông, vụ mùa năm 2023 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024 cho các tỉnh khu vực ĐBSCL. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Hoàng Trung chủ trì hội nghị.
Theo nhận định của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), từ đầu năm đến nay, sản xuất nông nghiệp tại vùng ĐBSCL gặp nhiều thuận lợi, các đơn vị trực thuộc Bộ, các tỉnh, thành chỉ đạo sản xuất, vận động nông dân gieo sạ các vụ lúa, cây trồng theo khung lịch thời vụ, giảm nhẹ thiệt hại do dịch bệnh và né tránh hạn mặn. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết, khí hậu cơ bản thuận lợi cho sản xuất trồng trọt, các loại cây trồng chủ lực như: lúa, rau, cây ăn quả, cây công nghiệp đều phát triển, năng suất cao, chất lượng tốt. Giá lúa tăng từ cuối vụ hè thu đến nay dẫn đến các doanh nghiệp tăng cường liên kết với hộ dân để bao tiêu thu mua lúa và cam kết thu mua theo giá cả thị trường hoặc giá cố định ngay từ đầu vụ đã giúp nông dân an tâm sản xuất, không lo đầu ra khi vào vụ thu hoạch…
Nông dân huyện Hòa Bình bán lúa hè thu cho thương lái.
Theo báo cáo từ các Sở NN&PTNT khu vực ĐBSCL, sản xuất lúa năm 2023 của cả vùng ước đạt 3,816 triệu héc-ta, tăng 13.180ha; năng suất ước đạt 62,81 tạ/ha, tăng 0,88 tạ/ha và sản lượng ước đạt 23,970 triệu tấn, tăng 416.000 tấn so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, diện tích gieo sạ vụ hè thu được 1.476.610ha, tăng 500ha; năng suất 57,55 tạ/ha, tăng 0,86 tạ/ha; sản lượng 8,497 triệu tấn, tăng 130.000 tấn so với cùng kỳ 2022. Vụ lúa thu đông ước diện tích gieo sạ 680.000ha, tăng 31.300ha; năng suất ước 56,81 tạ/ha, tăng 0,83 tạ/ha; sản lượng 3,863 triệu tấn, tăng 232.000 tấn so với cùng kỳ. Vụ mùa 2023 ước gieo sạ với diện tích 180.810 ha, tăng 9.600ha; năng suất ước đạt 51,63 tạ/ha, tăng 0,16 tạ/ha; sản lượng 934.000 tấn, tăng 52.000 tấn so với cùng kỳ 2022. Nhìn chung, sản xuất lúa năm 2023 mang lại lợi nhuận khá cho nông dân.
Theo thời vụ, lúa vụ đông xuân 2023 - 2024 có tầm quan trọng và có ý nghĩa đối với việc bố trí mùa vụ sản xuất trong cả năm. Bộ NN&PTNT có kế hoạch sản xuất với diện tích 1,475 triệu héc-ta, giảm 3.690ha; năng suất ước đạt 72,24 tạ/ha, tăng 0,04 tạ/ha và sản lượng 10,655 triệu tấn, giảm 20.000 tấn so với vụ đông xuân 2022 - 2023.
Đặc biệt, thời vụ và diện tích xuống giống phù hợp theo từng vùng. Trong đó, xuống giống sớm từ ngày 10 - 30/10/2023 đối với những vùng có nguy cơ hạn cuối vụ (vùng ven biển các tỉnh Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang), với khoảng 375.000ha, chiếm từ 24 - 26% diện tích vụ đông xuân. Xuống giống đợt 1 từ ngày 1/11 - 30/11/2023 là thời vụ chính cho cả 3 vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển, với khoảng 700.000ha, chiếm khoảng 46% diện tích kế hoạch. Xuống giống đợt 2 từ ngày 1/12 - 31/12/2023, thời vụ chính cho cả 3 vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển, với khoảng 400.000ha, chiếm khoảng 26% diện tích kế hoạch. Một số vùng xuống giống đông xuân muộn kết thúc xuống giống trước ngày 10/1/2024…
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Hoàng Trung đánh giá cao hiệu quả sản xuất các vụ mùa trong năm 2023. Trong vụ đông xuân sắp tới, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Hoàng Trung yêu cầu các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ, các địa phương tuyên truyền, vận động nông dân xuống giống đúng theo kế hoạch, nhất là phần diện tích xuống giống sớm ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL để chủ động tránh hạn mặn có thể xảy ra. Các địa phương cần chú trọng lựa chọn, ưu tiên các giống lúa cho năng suất cao và phục vụ xuất khẩu. Cân đối vừa phải tỷ lệ giữa chế biến cũng như nhóm giống đặc sản, lúa thơm, phát huy lợi thế của vùng; cần theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng - thủy văn, diễn biến nguồn nước để chủ động bảo vệ sản xuất, hạn chế thiệt hại xảy ra; bố trí nguồn lực để nạo vét kênh mương, kiểm tra và gia cố các tuyến đê bao, bờ bao, các cửa cống ngăn triều cường, mặn và có kế hoạch vận hành các cống ngăn triều kịp thời; xây dựng kế hoạch phòng chống hạn và xâm nhập mặn, kịp thời ứng phó khi có hạn, mặn thiếu nước tưới xảy ra vào mùa khô; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác hiệu quả cao hơn, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; nhân rộng các mô hình hiệu quả cao trong sản xuất như “Cánh đồng lớn”, “3 giảm - 3 tăng”, “1 phải - 5 giảm”, “Quản lý dịch hại bằng công nghệ sinh học”, “Quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá”…
Tin, ảnh:L.D
相关文章
Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
Nhiều người chỉ cần nhìn thấy hình ảnh con rắn đã khiếp sợ (Ảnh minh họa: REUTERS)Người ta tin rằng2025-01-25Hà Nội: Đã bán được 142.600m2 nhà ở theo Nghị định 61
Thông tin từ Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, năm2011, Công ty đã tiếp nhận 41.3602025-01-25Chậm sửa Luật đất đai là có tội với dân
Thảo luận về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động của Quốc hội và chương t2025-01-25Trang trí phòng cho Valentine ngọt ngào, ấm áp
Một Valentine nữa đã đến, bạn đã chuẩn bị gì để đón ngày LễTình nhân ngọt ngào và ấm áp? Dưới đây là2025-01-25Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
Ảnh minh họa.Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 18 của Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt l2025-01-25Sách Xanh Ngoại giao năm 2019 của Nhật Bản đề cập nhiều vấn đề nóng
(Nguồn: nationalhogfarmer)Ngày 23/4, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã công bố Sách Xanh Ngoại giao năm 20192025-01-25
最新评论