Chiều 26/6,àmsaohậukiểmđượcquảngcáothuốclốhơntácdụngthậsoi kèo nha Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Quy định kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, website thương mại điện tử bán hàng cũng như câu chuyện quảng cáo thuốc được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận. Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm thì khó kiểm soát Quan tâm đến quy định về quảng cáo thuốc, đại biểu Lã Thanh Tân (Hải Phòng) cho rằng thực tế hoạt động quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng hiện nay khá tùy tiện, không được kiểm soát chặt chẽ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng người dân. Hình thức quảng cáo phổ biến nhất là mượn danh các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ... có uy tín hoặc người nổi tiếng, đưa hình ảnh một số người bệnh ra giới thiệu, truyền miệng, mách loại thuốc này, thuốc kia tốt, nên mua để sử dụng. Vì vậy đại biểu lưu ý, việc dự luật đề xuất bãi bỏ một số quy định về hồ sơ, thủ tục, tiếp nhận, thẩm định, xác nhận nội dung... về thông tin quảng cáo thuốc cần được tính toán cẩn trọng. Bởi vì việc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm thì rất khó kiểm soát. Đại biểu đoàn Hải Phòng cũng đề nghị cần quy định rõ hơn trách nhiệm của Bộ Y tế từ khâu phát hiện, xử lý quảng cáo thuốc giả trên mạng xã hội để cung cấp cho cơ quan chức năng điều tra, thông tin cho người dân biết để phòng tránh. Dự luật cũng cần có các quy định rõ ràng, tránh để xảy ra tình trạng bán thuốc không rõ nguồn gốc tràn lan trên mạng xã hội. Nêu thực tế vẫn có những quảng cáo thuốc nói quá sự thật, “lố hơn tác dụng thật”, đại biểu Nguyễn Trí Thức (Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM) đề nghị nội dung này phải được Bộ Y tế, Sở Y tế kiểm duyệt, xem xét trước mới được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cũng phản ánh, nhiều quảng cáo phóng đại gây nhầm lẫn, thậm chí lừa dối người tiêu dùng xuất hiện tràn lan trên các kênh thông tin khác nhau, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội, đã gây bức xúc trong cử tri và nhân dân. "Khi chuyển sang chế độ hậu kiểm, chúng ta có thể quản lý được không?", nữ đại biểu đặt vấn đề. Theo đại biểu, quảng cáo thuốc có tính chất đặc thù và ít người đủ trình độ chuyên môn để đánh giá. Cho nên, khi quảng cáo thuốc có vi phạm, người tiếp cận quảng cáo khó có thể phát hiện ra để phản hồi tới các cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý. Vì vậy việc thực hiện chế độ “hậu kiểm” sẽ rất khó khăn. Do đó, bà Việt Nga đề nghị vẫn tiếp tục duy trì chế độ quản lý như hiện nay, đồng thời cần tăng cường “hậu kiểm” để quản lý chặt chẽ hơn hoạt động quảng cáo thuốc và các thực phẩm chức năng. Làm rõ nội dung này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, hiện nay đối với thuốc kê đơn thì không được quảng cáo, chỉ quảng cáo đối với thuốc không kê đơn, nhưng những nội dung quảng cáo cũng phải đúng theo giấy phép đã được Bộ Y tế cấp đối với các thuốc đó. Nếu chúng ta có thêm một hoạt động nữa đó là xác nhận nội dung quảng cáo đúng với giấy phép mà Bộ Y tế đã cấp thì sẽ phát sinh thêm một thủ tục hành chính. Trong khi tại Quyết định 1661/2021 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải rà soát cắt bỏ thủ tục hành chính này. "Nội dung thuốc đưa lên quảng cáo phải đúng theo nội dung đã được Bộ Y tế cấp là hoàn toàn bảo đảm theo quy định chứ không phải là không có xác nhận, muốn đưa nội dung gì lên trên đó cũng được", Bộ trưởng Bộ Y tế nói. Tuyệt đối không bán thuốc kê đơn qua sàn thương mại điện tử Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) lo ngại việc quản lý nhà thuốc truyền thống còn chưa nổi mà tính bán thuốc online thì sẽ có rất nhiều nguy cơ, nhất là nguy cơ thuốc giả, thuốc kém chất lượng rất khó phát hiện và xử lý trên không gian mạng. Theo đại biểu, các nội dung của dự thảo Luật về bán thuốc qua sàn giao dịch thương mại điện tử còn “đơn giản, rời rạc, chưa đủ tính khả thi”. Do đó, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM Phạm Khánh Phong Lan đề nghị, trong mọi trường hợp tuyệt đối không đưa thuốc kê đơn vào danh mục có thể phân phối qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Việc bán thuốc không phải kê đơn qua sàn thương mại điện tử cũng cần cân nhắc ở giai đoạn nền pháp lý đã hoàn thiện chặt chẽ và tổ chức trong khuôn khổ an toàn, trật tự hơn. Theo bà Lan, hiện nay chưa phải giai đoạn chín muồi, công tác chuẩn bị chưa đầy đủ. Ngoài ra, bà Lan cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định bồi thường khi người bệnh sử dụng phải thuốc giả mà thuốc này có số đăng ký thật và hệ thống phân phối hợp pháp. Đại biểu Nguyễn Trí Thức lưu ý thêm, vấn đề kinh doanh thuốc online phải được xem xét kỹ và chỉ cho phép bán thuốc không phải kê đơn qua sàn thương mại điện tử, nhưng phải lập trang web để quản lý. “Giờ mở hết cho kinh doanh thuốc online thì rất nguy hiểm. Vấn đề vận chuyển, trao đổi thuốc, điều kiện, nhiệt độ, hóa chất sẽ ảnh hưởng tới chất lượng điều trị", ông Thức nêu ý kiến. Cùng mối quan tâm, đại biểu Lã Thanh Tân đề nghị cần quy định cụ thể hơn nữa về quản lý, kinh doanh thuốc online. Đặc biệt là các loại thuốc được kinh doanh, đối tượng được tham gia mua bán, cách thức hướng dẫn sử dụng thuốc, trách nhiệm của các bên liên quan khi xảy ra sự cố. Giải trình về nội dung này, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, các doanh nghiệp được quyền kinh doanh thương mại điện tử. Tuy nhiên, thuốc là loại hàng đặc biệt, cùng với sự phát triển của công nghiệp 4.0, trải qua dịch Covid - 19, nên việc kinh doanh mua sắm trên Internet, giao dịch thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Để kiểm soát được chất lượng thuốc khi mua bán theo phương thức thương mại điện tử, dự thảo Luật quy định chỉ cho phép các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo phương thức truyền thống. “Tức là chúng ta vẫn phải kiểm soát từ điều kiện cơ sở vật chất, từ các quy định, điều kiện đã được quy định để cấp phép cho các nhà thuốc truyền thống. Các nhà thuốc này được phép kinh doanh thêm bằng phương thức thương mại điện tử. Đây không phải là một loại hình mới và cho các nhà thuốc mới”, Bộ trưởng Bộ Y tế giải thích. Bộ trưởng Đào Hồng Lan thông tin thêm, trong dự thảo Luật chỉ cho phép những thuốc không kê đơn mới được kinh doanh theo hình thức thương mại điện tử chứ không phải tất cả các loại thuốc đều được kinh doanh thương mại điện tử để đảm bảo chất lượng. Chủ tịch Quốc hội: Không để người dân 'tiền mất tật mang' do quảng cáo thuốcVấn đề quảng cáo thuốc, theo Chủ tịch Quốc hội phải có kiểm soát chặt chẽ, không để nội dung, hình thức quảng cáo làm sai lệch về bản chất của thuốc, không để người dân “tiền mất tật mang”. |