Tính hấp dẫn chưa cao Từ ngày 1/1/2018,ĐểBảohiểmxãhộitựnguyệnđivàocuộcsốbđ tbn người tham gia BHXH tự nguyện được nhà nước hỗ trợ tiền đóng. Cụ thể, nhà nước hỗ trợ 30% phí đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; nhà nước hỗ trợ 25% phí đóng với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; và nhà nước hỗ trợ 10% phí đóng với các trường hợp khác. Người tham gia BHXH tự nguyện cũng được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Đóng hàng tháng; đóng 3 tháng một lần; đóng 6 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần; đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần. Nếu người tham gia thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Việc đóng sẽ được thực hiện một lần cho những năm còn thiếu đối với điều kiện người tham gia BHXH đã đủ tiêu chuẩn về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định. Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì được tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy định trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm. Lúc đó, người tham gia BHXH được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu (theo diện thiếu không quá 10 năm như trên). Tuy đã có nhiều hỗ trợ nhưng vì chưa thực sự hiểu, chưa tin tưởng vào giá trị của BHXH tự nguyện cũng như vai trò của nó đối với cuộc sống trong tương lai nên đến nay nhiều người vẫn rất thờ ơ đối với loại hình này. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV về các giải pháp khuyến khích, thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, chính sách BHXH tự nguyện được thực hiện ở nước ta từ ngày 1/1/2008, áp dụng đối với người không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Chính sách BHXH tự nguyện ra đời được sự đón nhận tích cực của người dân, đặc biệt là những người đã gần hết tuổi lao động nhưng chưa tích lũy được đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu. Đến hết năm 2017 số người tham gia là 227.506 người; số thu BHXH tự nguyện trong giai đoạn 2015 - 2017 đạt bình quân trên 1.000 tỷ đồng/năm. Tính đến ngày 31/12/2017, cơ quan BHXH đang chi trả cho khoảng 24 nghìn người hưởng chế độ BHXH tự nguyện hàng tháng với số tiền chi trả là 770 tỷ đồng. Đúng như đại biểu Quốc hội phản ánh, những trường hợp này đều đã từng có thời gian tham gia BHXH bắt buộc. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là số đối tượng tham gia còn thấp (hiện mới chiếm khoảng 0,45% so với lực lượng lao động). Tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện còn thấp là do một số nguyên nhân như: Chính sách BHXH tự nguyện mặc dù đã được thiết kế ưu việt về quyền lợi nhưng tính hấp dẫn còn chưa cao trong bối cảnh đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện là người lao động thuộc khu vực phi chính thức, tính chất công việc không ổn định, mặt bằng bình quân thu nhập thấp, điều kiện kinh tế còn khó khăn; thời gian đóng tối thiểu để hưởng lương hưu dài (20 năm); mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước còn thấp. Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp Để đạt được mục tiêu Trung ương đã đề ra, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tổ chức thực hiện chính sách chưa có những giải pháp đột phá trong tiếp cận, vận động đối tượng do chưa có cơ chế hoa hồng đủ sức hấp dẫn đối với các đại lý thu BHXH so với sản phẩm bảo hiểm thương mại; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH mặc dù đã có những bước tiến nhưng vẫn chưa thực sự tạo thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận thông tin về BHXH, đăng ký tham gia; các phương pháp giao dịch, đăng ký và thu nộp chưa đa dạng và tiện lợi. Đặc biệt, để đánh giá được những hạn chế nêu trên, vừa qua Ban cán sự Đảng Chính phủ đã trình Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII thông qua Nghị quyết số 28-NQ/TƯ ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH, trong đó đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2021, nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; đến năm 2025 đạt khoảng 2,5% và đến năm 2030 đạt khoảng 5%. Để đạt được mục tiêu Trung ương đã đề ra, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp: Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung chính sách theo hướng giảm thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng xuống còn 15 năm, tiến tới còn 10 năm; nâng mức hỗ trợ người dân tham gia BHXH tự nguyện phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước; thực hiện thí điểm gói BHXH tự nguyện ngắn hạn linh hoạt để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân; gắn quyền lợi tham gia BHXH tự nguyện với các ưu đãi khác của Nhà nước (ví dụ ưu đãi vay vốn sản xuất kinh doanh); giao chỉ tiêu phát triển tham gia BHXH cho các địa phương. Đồng thời sẽ chuyên nghiệp hóa đội ngũ làm công tác thu BHXH tự nguyện; tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu BHXH tự nguyện; đẩy mạnh việc thực hiện thu và chi BHXH tự nguyện qua ngân hàng; đa dạng mạng lưới cung cấp dịch vụ. |