【đức vs bỉ】Quản lý thủy điện: An toàn, hiệu quả và bài học từ thực tiễn
Lãnh đạo Bộ Công Thương và EVN kiểm tra sự cố dự án Thủy điện Sông Bung 2 (tháng 9/2016) |
Kết quả tích cực
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Đỗ Đức Quân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng - cho biết, với vai trò đầu mối, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương như Tổng cục Năng lượng, Cục Điều tiết điện lực, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp ... đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành và 38 địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các Nghị quyết một cách đồng bộ thông qua các chương trình kế hoạch hành động cụ thể và mục tiêu rõ ràng.
Sau khi rà soát trên 1.237 thủy điện lớn nhỏ theo quy hoạch trước đó tại 38 địa phương có thủy điện, Bộ Công Thương đã loại 684 dự án thủy điện ra khỏi quy hoạch. Trong đó, có 8 dự án bậc thang, 463 dự án thủy điện nhỏ và 213 dự án không đưa vào diện xem xét quy hoạch.
Đến nay, cả nước có 306 dự án thủy điện (DATĐ) với tổng công suất lắp máy 15.474,3 MW đang vận hành phát điện; 193 DATĐ (5.662,66 MW) đang thi công xây dựng; 245 DATĐ (3.006 MW) đang nghiên cứu đầu tư; còn lại59 DATĐ (421,88 MW) có quy mô nhỏ, đang được tiếp tục rà soát. Về quy hoạch bậc thang thủy điện trên các dòng sông lớn có 61 dự án đã vận hành phát điện, đang thi công xây dựng 31 DATĐ và nghiên cứu đầu tư 15 DATĐ.
Giai đoạn 2014-2016 , Bộ Công Thương đã tổ chức 35 đoàn công tác đi làm việc và trực tiếp kiểm tra về quy hoạch, chất lượng xây dựng công trình, quy trình vận hành hồ chứa, công tác an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng, chống lụt, bão và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thủy điện trên địa bàn nhiều tỉnh, đặc biệt chú trọng đến các địa phương ở miền Trung - Tây Nguyên.
Trong quá trình thực hiện, các đơn vị thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở chủ đầu tư thủy điện thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật; xử lý nghiêm đơn vị không tuân thủ quy định như: Cảnh cáo, dừng thi công công trình cho đến khi đáp ứng đủ yêu cầu quy định, rút giấy phép hoạt động điện lực...
Nâng cao hiệu quả quản lý
Mặc dù đạt được kết quả khá toàn diện, tuy nhiên, theo ông Đỗ Đức Quân, qua quá trình phối hợp kiểm tra, rà soát cho thấy, công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện, nhất là thủy điện nhỏ ở 38 địa phương vẫn còn một số hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về bảo đảm an toàn đập, đánh giá tác động môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Đặc biệt, quy trình vận hành hồ chứa trong cả mùa khô và mùa mưa khiến dư luận bức xúc. Vấn đề này được Bộ Công Thương và các bộ, ngành rất quan tâm chú trọng và đang tập trung thực hiện quyết liệt.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện và an toàn đập |
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sau khi Thủy điện Lai Châu hoàn thành, về cơ bản tiềm năng thủy điện ở nước ta đã khai thác hết. Trong tương lai, chỉ có thể phát triển thủy điện tích năng, các dự án thủy điện nhỏ không bị chiếm đất, mất rừng, không ảnh hưởng đến di dân, có hiệu quả kinh tế tích cực. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là quản lý vận hành các nhà máy sao cho an toàn, hiệu quả, phát huy được mục tiêu phát điện, sử dụng tài nguyên nước hợp lý, cung cấp đủ nước cho sản xuất sinh hoạt của người dân trong mùa cạn, hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân hạ du mùa mưa bão, nhất là khu vực miền Trung.
Nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý thủy điện, mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành Quyết định số 396 phê duyệt kế hoạch hành động trong lĩnh vực thủy điện. Bên cạnh việc tiếp tục rà soát toàn diện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình thủy điện; kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tuân thủ pháp luật hiện hành và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đặc biệt yêu cầu các đơn vị chú trọng đến công tác quản lý vận hành hồ chứa hiệu quả; rà soát, kiểm tra, đánh giá về công tác thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, phương án phòng, chống lụt bão đảm bảo an toàn đập; phòng, chống lũ lụt vùng hạ du do xả lũ và vỡ đập; tăng cường công tác phổ biến thông tin, tuyên truyền về công tác vận hành hồ chứa, an toàn đập, phòng chống lụt bão.
Để quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện hiệu quả hơn nữa, cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, ban, ngành địa phương. |
TIN LIÊN QUAN | |
Công ty Thủy điện Sông Tranh: Làm tốt công tác tuyên truyền | |
Thủy điện Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại và Tương lai - Kỳ 1: Vai trò và sứ mệnh |
(责任编辑:World Cup)
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Bắt 'thiếu gia' trộm cắp hàng hiệu trị giá hơn 3 tỷ đồng ở TP.HCM
- ·Vietnam Airlines lọt top 10 hãng hàng không tiến bộ nhất thế giới
- ·HDBank với chương trình tiết kiệm dự thưởng “Bếp nhà xinh – rinh tiền tỷ”
- ·Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- ·Tử hình người chồng rắp tâm giết hại vợ và con trai ở Hà Nội
- ·Bị xử phạt nếu phân biệt đối xử với thành lập, gia nhập công đoàn
- ·Bắt nghi phạm giết người sau 27 năm lẩn trốn
- ·Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- ·Cảnh sát hình sự kể chuyện xuyên Tết truy bắt nhóm sát hại giám đốc trên ô tô
- ·Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- ·Làm bìa đỏ trên đất của người khác, cả người dân lẫn cán bộ bị khởi tố
- ·Vụ Trương Mỹ Lan: Một bị cáo ung thư, luật sư xin tòa miễn hình phạt
- ·Hơn 16 nghìn doanh nghiệp "hồi sinh"
- ·Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- ·Vì sao VCCI không đồng ý tăng lương tối thiểu trên 10%?
- ·2/2 sẽ xét xử Người mẫu Ngọc Trinh
- ·Chủ tịch Tân Hoàng Minh bị đề nghị mức án 9
- ·Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- ·Ngọc Trinh rời trại tạm giam T30, về nhà