【bong đá lu vip】Đi 'chợ chú rể' đã hoạt động 700 năm ở Ấn Độ

Tiến hành nghi lễ Hindu trước khi tổ chức chợ chú rể. Ảnh: Al Jazeera. 

Trong cái nóng thiêu đốt của một buổi chiều tháng 7 ở bang Bihar,ĐichợchúrểđãhoạtđộngnămởẤnĐộbong đá lu vip miền đông Ấn Độ, một nam giới ngoài 30 tuổi lo lắng đứng ở góc cánh đồng. Mặc áo sơ mi hồng và quần đen, người đàn ông này hồi hộp đứng chờ. Đó là một ngày trọng đại với anh ta. 

Nibrhay Chandra Jha, 35 tuổi, đã đi hơn 100km từ Begusarai tới quận Madhubani với hy vọng tìm được một cô dâu thích hợp cho mình ở Saurath - ngôi làng nổi tiếng với "sabha" hay "chợ chú rể" hàng năm. 

Jha mong đợi nhà gái sẽ tới chỗ anh ta và bắt đầu thương thuyết về của hồi môn. "Chú rể" đầy tham vọng đứng đó với tấm thẻ hồi môn mong muốn đầy khiêm tốn 50.000 Rupee, tương đương 630 USD. Jha nói với phóng viên Al Jazeera: "Nếu tôi trẻ hơn, tôi có thể dễ dàng đòi 200.000 - 300.000 Rupee tương đương từ 2.500 USD tới 3.700 USD". 

Nirbhay Chandra Jha tới chợ để chờ được chọn lựa. Ảnh: Al Jazeera. 

Jha là một người thuộc cộng đồng Maithil Brahmin, một phân nhóm của cộng đồng Hindu Brahmins sống ở vùng Mithilanchal của Bihar. Cộng đồng Brahmin là nhóm thống trị trong hệ thống cấp bậc phức tạp của người Hindu và được hưởng quyền ưu tiên. 

Các quy chuẩn nội bộ của đạo Hindu thường hạn chế các cuộc hôn nhân trong cùng một thị tộc nhưng khuyến khích các liên minh trong nhóm cùng đẳng cấp. Đó là lý do tại sao các mối quan hệ như vậy hầu hết đều do gia đình sắp đặt. Jha làm quản lý tại một nhà máy, có thu nhập ổn định, và anh tin rằng mình là một lựa chọn tốt cho các cô gái muốn tìm chồng. 

Của hồi môn, dù bị coi là bất hợp pháp ở Ấn Độ, rất phổ biến và được xã hội chấp nhận, đặc biệt là ở Bihar và bang lân cận Uttah Pradesh. Các chuyên gia ước tính, tổng giá trị các khoản thanh toán hồi môn mỗi năm ở Ấn Độ là 5 tỷ USD, tương đương với chi tiêu hàng năm cho y tế cộng đồng của nước này. 

Tấm bảng chào mừng tới chợ chú rể

Tại khu chợ độc nhất vô nhị 700 năm tuổi này, các nam giới khao khát được làm chồng thường đứng đó để những người giám hộ cho cô gái - thường là cha hoặc anh trai, chọn lựa. Thông thường, cô gái không có tiếng nói nào trong quá trình này. 

"Cứ như thể gia đình cô dâu có thể mua sắm chú rể mà họ muốn nếu có thể trả đủ hồi môn bắt buộc. Nó giống như một khu chợ chú rể", một người đàn ông sống ở một ngôi làng liền kề nói. 

Người dân địa phương cho biết, gia đình các cô dâu tương lai tới thăm làng mà không tuyên bố ý định và ngầm quan sát những người đàn ông từ xa. Khi đã lựa chọn xong, họ đặt một chiếc khăn choàng màu đỏ lên người đàn ông được chọn để tuyên bố công khai về quyết định của mình. 

Tại khu chợ này, chú rể làm nghề càng danh giá thì đòi hồi môn càng cao. Kỹ sư, bác sĩ và nhân viên chính phủ là những người được săn đón nhất. 

Muktinath Pathak, cha của một chú rể tin rằng tìm vợ và kết hôn tại khu chợ này sẽ an toàn cho con trai ông hơn là một trang web hôn nhân. 

Chú rể khóc tức tưởi trong hôn lễ vì lấy được vợ sau một đời chỉ làm phù rểChú rể khóc tức tưởi trong hôn lễ vì lấy được vợ sau một đời chỉ làm phù rểXem ngay
Nhà cái uy tín
上一篇:Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
下一篇:Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen