您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【kết quả tỷ số ngoại hạng ý】“Thời bình sao nhiều tướng thế”

Cúp C25人已围观

简介ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng): Cử tri cho rằng thời bình sao nhiều tướng thế!.Thảo luận tại hội trường, đ ...

nguyễn tạo

ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng): Cử tri cho rằng thời bình sao nhiều tướng thế!.

Thảo luận tại hội trường,ờibìnhsaonhiềutướngthếkết quả tỷ số ngoại hạng ý đa số các ý kiến đều đồng tình với việc sửa đổi Luật Công an nhân dân là cần thiết, nhằm kịp thời thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.

Theo ĐBQH Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), qua thực tiễn cho thấy, việc phong, thăng hàm cấp tướng đã và đang được dư luận có ý kiến trái chiều. “Cử tri cho rằng, thời bình sao nhiều tướng thế!” - ĐB Nguyễn Tạo nói. Về cấp bậc hàm cao nhất là thiếu tướng đối với giám đốc công an cấp tỉnh, ĐB cho rằng, nếu nhìn trên mặt bằng chung với lực lượng quân sự thì có sự “vênh” nhau.

“Khi xảy ra chiến tranh thì chỉ huy trưởng quân đội ở địa phương chỉ huy thống nhất, công an chỉ tham gia phối hợp nhưng giám đốc công an là cấp tướng, trong khi chỉ huy trưởng chỉ là đại tá dẫn đến người cấp hàm thấp chỉ huy người có cấp hàm cao là chưa phù hợp. Nếu giám đốc công an có hàm cao nhất là tướng thì vấn đề đặt ra là phải sửa Luật Sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam để nâng hàm lên tướng cho tương xứng. Nếu sửa luật và phong hàm tướng nhiều hơn e rằng dư luận và cử tri không đồng tình” - ĐB Nguyễn Tạo nói.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Ủy viên Thường trực Uỷ ban về Các vấn đề xã hội của QH cho rằng, cần gắn cấp hàm với chức vụ, bãi bỏ tình trạng phong cấp hàm không gắn với chức vụ, cứ "đến hẹn lại lên". Đồng thời, tiến tới xoá bỏ gắn cấp hàm với tiền lương. Ông cũng nêu thực tế có trường hợp đội trưởng mang hàm đại uý nhưng cấp dưới lại có vài người mang hàm trung tá, khiến anh em rất tâm tư khi "đại uý lãnh đạo trung tá".

Về phong hàm cấp tướng, ĐB Lưu Bình Nhưỡng đề nghị, cần quy định rõ vị trí có trần quân hàm cấp tướng để hạn chế “phong cấp hàm không theo quy tắc”. Đồng thời, quy định rõ trong luật số vị trí quân hàm cấp tướng, tránh phong tướng lên xong điều đi chỗ khác rồi lại một người khác vào theo kiểu "điền vào chỗ trống", lúc ấy "đại tá lại được phong thành tướng".

Liên quan đến quy định này, ĐB Lê Tấn Tới (Bạc Liêu) - Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu, ủng hộ quy định giám đốc công an tỉnh đều có cấp hàm cao nhất là thiếu tướng. Theo ĐB, chức danh cục trưởng và giám đốc công an tỉnh là ngang nhau, đều được quy hoạch, luân chuyển. Trong ngành công an, cấp tướng luân chuyển về địa phương thì sẽ sai lệch. Ngược lại, giám đốc công an tỉnh mà luân chuyển làm cục trưởng thì bất hợp lý vì từ đại tá không thể lên ngay thiếu tướng. Do đó, ĐB cho rằng, dự thảo luật nên quy định theo hướng giám đốc công an các tỉnh được phong hàm cao nhất là thiếu tướng. Điều này không làm tăng số lượng cấp tướng, nhưng lại có thể giải quyết được những bất cập như ĐB vừa nêu.

Bày tỏ quan điểm của mình, ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho rằng, cấp hàm của lực lượng công an hay quân sự thể hiện năng lực, trình độ, phẩm chất của công an và sỹ quan quân đội. “Người nào xứng đáng trình độ là tướng, khi có nhu cầu sẽ phong cấp tướng, trình độ xứng đáng cấp tá thì phong cấp tá. Còn giám đốc hay thứ trưởng là chức vụ và do cơ quan quản lý cán bộ phân công” - ĐB Trần Văn Lâm nói. Theo ông, QH quy định số lượng cấp tướng và chức danh có cấp tướng, còn phân công người đó vào việc nào là tùy thuộc vị trí công việc theo đánh giá của cơ quan sử dụng cán bộ./.

Minh Anh

Tags:

相关文章