设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【marseille vs nice】Năm 2018: Loại bỏ ít nhất 50% mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành 正文

【marseille vs nice】Năm 2018: Loại bỏ ít nhất 50% mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành

来源:88Point 编辑:Nhà cái uy tín 时间:2025-01-10 09:20:32

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Hải Anh

DN hưởng lợi từ đơn giản thủ tục chuyên ngành

Phát biểu đề dẫn phiên họp,ămLoạibỏítnhấtmặthàngphảikiểmtrachuyênngàmarseille vs nice Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt ra yêu cầu, năm 2018 phải triển khai 25 thủ tục, nâng số thủ tục tham gia cơ chế một cửa quốc gia lên 64 thủ tục, tăng 64% so với năm 2016. Kết quả này sẽ đóng góp tích cực đối với việc nâng hạng cạnh tranh quốc gia, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

Phó Thủ tướng chứng minh, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2017, thời gian thông quan trực tiếp của Việt Nam đối với hàng xuất khẩu giảm 3 giờ (từ 58 giờ xuống 55 giờ); hàng nhập khẩu giảm 6 giờ (từ 62 giờ xuống 56 giờ). Tính ra bằng tiền, chi phí thông quan trực tiếp tại cửa khẩu cho 1 lô hàng giảm được 19 USD. Chỉ tính đến 15/12/2017, ước tính doanh nghiệp (DN) tiết kiệm được trên 205 triệu USD (hơn 10,8 triệu tờ khai) cho thủ tục thông quan, tiết kiệm 15 triệu giờ lưu kho đối với hàng xuất khẩu, 33 triệu giờ lưu kho đối với hàng nhập khẩu.

“Phiên họp có ý nghĩa quan trọng đầu năm để đánh giá kỹ lưỡng kết quả đạt được trong năm 2017, chỉ được hạn chế, đề ra giải pháp thực hiện trong năm 2018…”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại hội nghị, đại diện cơ quan thường trực Ủy ban 1899, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2017 và giải pháp năm 2018.

Theo đó, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, năm 2017 với vai trò cơ quan thường trực, Bộ Tài chính đã đôn đốc các bộ, ngành ban hành kế hoạch hành động giai đoạn 2016 - 2020; đến nay các bộ, ngành đã hoàn thành để triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN…; xây dựng và đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định về triển khai cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành (KTCN). Đồng thời, trình Thủ tướng ký ban hành Quyết định 43/2017/QĐ-TTg thực hiện cơ chế một cửa quốc gia đường hàng không; Chỉ thị 27/CT-TTg về đẩy mạnh tiến độ, nâng cao hiệu quả thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại; mở rộng 25 thủ tục mới trong năm 2017 và đầu năm 2018; chủ trì triển khai Cơ chế một cửa quốc gia tại các cảng hàng không từ 15/11/2017…

Theo báo cáo của Ủy ban 1899, về việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, trong năm 2017 đã thêm mới 8 thủ tục hành chính, nâng tổng số thủ tục lên 47 thủ tục; chuẩn bị đưa 17 thủ tục mới của 6 bộ lên Cơ chế một cửa quốc gia đến hết quý I/2018. Từ đầu năm đến 15/12/2017, cơ chế một cửa quốc gia đã xử lý 554.505 hồ sơ của 19.977 DN thông qua 47 thủ tục hành chính, tăng 272% so với cùng kỳ năm 2016.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành cũng đã lần lượt báo cáo tiến độ thực hiện việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, đơn giản thủ tục KTCN và đều đồng thuận trên quan điểm việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và đơn giản thủ tục KTCN còn hạn chế, triển khai chậm ở một số bộ ngành, chưa đáp ứng mục tiêu đề ra, cần tăng tốc trong năm 2018.

Giảm mạnh tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra tại cửa khẩu

Sau khi ghi nhận những nỗ lực của các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng thẳng thắn nhận định: “Kết quả đạt được còn hạn chế, còn xa với mục tiêu phải phấn đấu…”.

Dự kiến đến hết quý I/2018, chỉ có 25 thủ tục được đưa vào vận hành (trong đó có 22 thủ tục được giao thực hiện 6 tháng cuối năm 2017), chỉ chiếm 19% trên tổng số 130 thủ tục hành chính được các bộ đăng ký triển khai trong năm 2017. Song kết quả này mới bằng 1/5 so với Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016 – 2020.

Trong lĩnh vực KTCN, số lượng hàng hóa phải KTCN vẫn chiếm tỷ trọng quá lớn trong số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hiện nay vẫn còn khoảng 30 - 35% lô hàng phải thực hiện KTCN trước thông quan, trong khi đó hiệu lực, hiệu quả KTCN còn thấp. Chỉ có 0,014% lô hàng được KTCN phát hiện sai phạm; số lượng văn bản quy phạm pháp luật phải sửa đổi, bổ sung còn tồn lại tương đối nhiều; một số lĩnh vực còn bị bỏ sót; còn hiện tượng chồng chéo, trùng lặp giữa các bộ, ngành.

Phó Thủ tướng yêu cầu, năm 2018 các bộ, ngành bám sát mục tiêu tại Nghị quyết 01/2018/NQ-CP và kết hợp với mục tiêu tại Chỉ thị số 27/CT-TTg (ngày 29/6/2017) về đẩy mạnh tiến độ, nâng cao hiệu quả thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.

Trong năm 2018, phấn đấu triển khai đủ 130 thủ tục hành chính mới theo đăng ký tại giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 2185/2016/QĐ-TTg và mục tiêu chính thức kết nối Cơ chế một cửa ASEAN theo đúng lộ trình cam kết quốc gia.

Để đạt được mục tiêu năm 2018, Phó Thủ tướng chỉ đạo, các bộ, ngành khẩn trương rà soát, đối chiếu danh mục thủ tục hành chính đăng ký triển khai theo Quyết định số 2185/2016/QĐ-TTg với kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính của bộ, ngành mình. Đồng thời, báo cáo về Ủy ban 1899, thông qua cơ quan thường trực, để báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh danh mục thủ tục đăng ký tại Quyết định 2185/2016/QĐ-TTg cho sát hơn với tình hình thực tế (hoàn thành trong tháng 3/2018).

Về KTCN, phấn đấu giảm tỷ lệ các lô hàng phải KTCN tại khâu thông quan từ 30 - 35% hiện nay trên tổng số các lô hàng xuất nhập khẩu xuống còn 15%, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của DN song vẫn phải đảm bảo hiệu quả trong quản lý nhà nước, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Rà soát, loại bỏ ít nhất 50% số mặt hàng thuộc danh mục phải KTCN do bộ, ngành đang quản lý. Đến hết năm 2018, chấm dứt tình trạng có danh mục KTCN nhưng không có căn cứ, quy định nào để kiểm tra (trừ một số mặt hàng đặc thù)./.

Ngọc Linh

热门文章

0.5803s , 7650.5546875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【marseille vs nice】Năm 2018: Loại bỏ ít nhất 50% mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành,88Point  

sitemap

Top