Quán cơm chay “gửi tiền tùy tâm” Nằm trong ngõ 76,ơmchongườinghèoCâuchuyệnvềnhữngconngườisẵnsàngchiasẻbátcơhang nhat tho nhi ky phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, quán cơm chay Phước Hậu thu hút nhiều thực khách bởi sự đặc biệt “cơm chay tự chọn, gửi tiền tùy tâm”. Chủ quán cơm cho người nghèonày là anh Dương Khánh Đạt (sinh năm 1987, quê ở Phú Bình, Thái Nguyên). Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố làm nông dân, mẹ là giáo viên, anh Đạt được hướng cho theo nghề giáo của mẹ. Nhưng việc học không được như ý muốn, anh chuyển sang học ngành Quản lý nhà hàng tại Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên. Để có tiền chi tiêu và phục vụ cho công việc học tập, Dương Khánh Đạt đã phải làm thêm đủ thứ nghề từ chạy xe ôm, thợ mộc đến phục vụ cho các quán ăn… Quán cơm cho người nghèo chứa đựng tấm lòng của anh Dương Khánh ĐạtGần 2 năm làm công việc giết mổ động vật chế biến món ăn, có lúc anh cảm thấy tội lỗi. Vì vậy, năm 2009 sau khi tốt nghiệp, chàng trai trẻ tuổi xin vào Chùa Phù Liễn (Thái Nguyên) để học hỏi cách chế biến các món ăn chay. Từ đó, anh Đạt đi khắp các tỉnh Bắc – Nam nấu cơm chay, phục vụ cho nhiều người và cũng học hỏi được các kinh nghiệm nuôi ý định sau này mở cửa hàng kinh doanh cơm chay “gieo duyên cho mọi người”. Từ ngày 15/5 Âm lịch năm 2014, anh Đạt chuyển quán sang hình thức “cơm chay tùy chọn, gửi tiền tùy tâm”. Với hình thức này, khách hàng có thể tự chọn các món ăn và thanh toán bằng cách tự trả tiền vào hòm tùy tâm. “Phố cơm trắng” dành cho người nghèo Đoạn cuối đường Nguyễn Thông (gần ga Sài Gòn, quận 3, TP.HCM) còn được gọi là "phố cơm trắng" bởi đây là nơi rất nhiều cửa hàng treo biển chỉ bán cơm không. Nơi đây tập trung nhiều người lao động đủ ngành nghề, từ công nhân, xe ôm, người bán báo cho đến thợ đánh giày… nhu cầu ăn uống của họ cũng khá đơn giản, chủ yếu cho no cái bụng, đủ sức làm việc mà không cần màu mè thức ăn, gia vị, đôi khi chỉ cần một ít cơm trắng, dưa, cà muối cũng qua một ngày. "Phố cơm trắng" bán cơm cho người nghèoGọi là phố nhưng thật ra ở đây cũng chỉ có 4 đến 5 quán bán cơm trắng nằm rải rác xen lẫn với những nhà hàng, khách sạn sang trọng. Những người chủ quán ở đây cho hay, người bán cơm trắng như họ chẳng bao giờ mong ước giàu lên từ việc này. Bởi mỗi ký cơm trắng, người bán chỉ lãi từ 500 đến 1.000 đồng. Mỗi ngày bán được khoảng 50kg đến 60kg gạo. Đa số người bán cơm nơi đây chỉ lấy công làm lãi. “Huế Thương” - Quán cơm chay cho người nghèo Ngay từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, cứ đến bữa ăn trưa và ăn tối, quán cơm chay "Huế Thương" lúc nào cũng tấp nập người ra vào, chủ yếu là các bạn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại TP Huế. Điều đặc biệt là đối với những người nghèo khó, quán sẽ phục vụ miễn phí. Có được quán cơm chay “Huế Thương” như thế này là tấm lòng của các nhà hảo tâm đối với người nghèo. Mỗi xuất cơm ở đây chỉ có giá vài nghìn đồng nhưng chất lượng vẫn vô cùng đảm bảo. Quán cơm dành cho người nghèo và học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khănThầy Từ Thông (chùa Từ Hiếu) - Người sáng lập quán cơm chay “Huế Thương” nói: “Tôi đã nghe nhiều câu chuyện về ăn uống rất khó khăn của các bạn sinh viên do hoàn cảnh kinh tế nên đã cùng với mọi người mở quán cơm chay này”. Ông Nguyễn Văn Sum - quản lý quán cơm chay “Huế Thương” chia sẻ: “Tôi thấy các em sinh viên và người nghèo đến ăn cơm tôi rất vui mừng vì đã làm được một việc tốt giúp mọi người”. Đúng như tên gọi của quán, “Huế Thương” chính là tấm lòng của các nhà hảo tâm giúp cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và những người nghèo khó có một bữa ăn ngon để họ vượt qua những khó khăn trước mắt. Điều quan trọng hơn, quán cơm chay là địa chỉ giúp kết nối những trái tim yêu thương dành cho người nghèo. Đinh Ly 5 vụ máy bay trực thăng rơi thảm khốc nhất tại Việt Nam |