【bảng xếp hạng nhất pháp】Vì sao phiên tòa xét xử cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa bị hoãn?
Cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cùng 11 đồng phạm chuẩn bị hầu tòa Cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa chỉ đạo “thông thầu” như thế nào?ìsaophiêntòaxétxửcựuGiámđốcSởGiáodụcvàĐàotạoThanhHóabịhoãbảng xếp hạng nhất pháp |
Sáng nay 20/7, Tóa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra xét xử sơ thẩm cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đạo tạo Thanh Hóa cùng nhiều thuộc cấp trong vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sở Giáo dục và Đạo tạo Thanh Hóa và các Công ty, đơn vị liên quan.
Do vắng mặt 2 bị cáo là: Đặng Xuân Minh - Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Thẩm định giá BTC VALUE; Nguyễn Quốc Việt - Thẩm định viên Công ty BTC VALUE. 2 bị cáo trên đang bị giam giữ ở trại giam khác, chưa hoàn thành thủ tục trích xuất về trại tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa để tham gia phiên tòa. Ngoài ra, bị hại là Sở Giáo dục và Đạo tạo Thanh Hóa và nhiều luật sư, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt.
Cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đạo tạo Thanh Hóa Phạm Thị Hằng được đưa đến phiên tòa rất sớm. |
Sau khi xem xét ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, các bị cáo, luật sư có mặt tại phiên tòa và các quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên tòa để đảm bảo quyền lợi cho những bị cáo và những người tham gia phiên tòa. Phiên tòa sẽ được mở lại vào ngày 15/8/2023 tới đây.
Theo cáo trạng, vào năm 2020, Sở Giáo dục và Đạo tạo Thanh Hoá triển khai thực hiện 02 gói thầu mua đồ dùng dạy học lớp 1 thực hiện chương trình sách giáo khoa mới từ năm 2020 - 2021 cho các trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tổng giá trị hơn 119 tỷ đồng.
Tuy nhiên các bị cáo trên đã có hành vi thông đồng, vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động đấu thầu, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước gần 21 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo Phạm Thị Hằng – cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đạo tạo Thanh Hóa bị cáo buộc là chủ mưu (thời điểm đó bị cáo Hằng là Chủ tịch Hội đồng mua sắm và trực tiếp chỉ đạo thực hiện 02 gói thầu mua thiết bị dạy học lớp 1.
Cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đạo tạo Thanh Hóa Phạm Thị Hằng cùng 11 thuộc cấp tại phiên tòa sơ thẩm sáng ngày 20/7. |
Bị cáo Hằng đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu, chỉ đạo các bị cáo Lê Văn Cương, Trịnh Hữu Nghĩa và Nguyễn Văn Phụng tạo điều kiện cho Công ty sách Thanh Hoá do Lê Thế Sơn làm Giám đốc tham gia và trúng thầu. Thành lập Hội đồng mua sắm nhưng không thực hiện nhiệm vụ gì liên quan đến 02 gói thầu. Ký các văn bản đề xuất của cấp dưới, biết rõ nội dung kết quả lựa chọn nhà thầu không công bằng, khách quan.
Bị cáo Lê Thế Sơn - Giám đốc Công ty Sách Thanh Hóa đã có hành vi thống nhất với chủ đầu tư tại Sở Giáo dục và Đạo tạo Thanh Hóa gồm: Phạm Thị Hằng, Nguyễn Văn Phụng, Lê Văn Cương, Trịnh Hữu Nghĩa để được trúng thầu và cung cấp toàn bộ danh mục và giá thiết bị cho Nguyễn Văn Phụng làm căn cứ lập dự toán gói thầu số 1, gói thầu số 2.
Sơn còn thông đồng, thống nhất với Lê Văn Cương, Nguyễn Văn Phụng, Trịnh Hữu Nghĩa và Hồ Thị Sáu - Giám đốc Khối thẩm định III của Công ty Thẩm định giá BTC VALUE thẩm định giá danh mục, thiết bị gói thầu, sửa đổi chứng thư thẩm định giá của 02 gói thầu.
Đưa Công ty Lam Sơn và Công ty Sách Điện Biên (do Đinh Văn Hữu là Giám đốc) vào là liên danh Sách thiết bị trường học Lam Sơn làm quân xanh cài thầu gói thầu số 1. Bàn bạc thống nhất với Bùi Việt Long - Công ty Hoàng Đạo đưa yêu cầu thống số kỹ thuật đặc trưng, tiêu chí sản phẩm và giá máy chiếu Optoma JXA 511 để “cài thầu”.
Toàn cảnh phiên tòa |
Các bị cáo là cấp dưới, nhận sự chỉ đạo trực tiếp của bị cáo Hằng gồm có: Nguyễn Văn Phụng - nguyên Phó Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính; Lê Văn Cương - nguyên Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính; Trịnh Hữu Nghĩa - nguyên Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính.
Ngoài ra còn có các bị cáo: Bùi Trí Thức - nguyên Chuyên viên Phòng KHTC Sở Giáo dục và Đào tạo; Đặng Xuân Minh - Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Thẩm định giá BTC VALUE; Nguyễn Quốc Việt - Thẩm định viên Công ty BTC VALUE; Hồ Thị Sáu - Giám đốc Khối thẩm định III Công ty BTC VALUE; Nguyễn Duy Linh, Giám đốc Công ty Nam Anh; Bùi Việt Long - nguyên Phó Trưởng phòng kinh doanh Công ty Hoàng Đạo và Vũ Thị Ninh - Kế toán trưởng Công ty Sách Thanh Hóa.
Hồ sơ vụ án cũng thể hiện, sau khi kết thúc mỗi gói thầu, Lê Thế Sơn - Giám đốc Công ty Sách Thanh Hóa đã đến phòng làm việc và đưa cho Nguyễn Văn Phụng mỗi lần 03 tỷ đồng, đưa Phạm Thị Hằng 200 triệu đồng (tổng cộng 6,2 tỷ đồng). Sau đó, Phụng đã phân chia và đưa cho các cá nhân tại Sở Giáo dục và Đạo tạo Thanh Hóa như sau:
Phạm Thị Hằng hưởng lợi 03 tỷ đồng (Phụng đưa 2,8 tỷ đồng, Sơn đưa 200 triệu đồng); Trịnh Hữu Nghĩa 1,65 tỷ đồng; Lê Văn Cương 250 triệu đồng; Nguyễn Văn Phụng 700 triệu đồng; Bùi Trí Thức 300 triệu đồng. Số tiền còn lại 300 triệu đồng Phụng khai giữ lại cho Phòng Kế hoạch tài chính Sở Giáo dục và Đạo tạo Thanh Hóa chi vào việc chung.