【sapporo – kashima】Sẽ xem xét trách nhiệm lãnh đạo DNNN chậm thoái vốn
* Xin ông cho biết tình hình thoái vốn ngoài ngành của các tập đoàn (TÐ), tổng công ty (TCT) nhà nước và DNNN độc lập trực thuộc các bộ, ngành, địa phương?
|
- Qua báo cáo, trên cơ sở đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt (bao gồm cả nội dung thoái vốn), các TÐ, TCT cũng đã triển khai thoái vốn, gắn với các giải pháp khác để thực hiện tái cơ cấu; tìm kiếm các đối tác để đàm phán thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính.
Tuy nhiên, theo báo cáo của một số TÐ, TCT thì việc thoái vốn còn có khó khăn, vướng mắc, dẫn đến không đảm bảo tiến độ triển khai.
* Theo đánh giá của ông, điều gì cản trở tiến trình này?
- Theo tôi, có một số nguyên nhân như: Tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, việc tìm đối tác để chuyển nhượng vốn cũng bị hạn chế nhất là các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, tài chính… Một số trường hợp thoái vốn được nhưng có thể phát sinh lỗ, không bảo toàn vốn đầu tư, dẫn tới tâm lý sợ trách nhiệm, đợi thị trường phục hồi để thực hiện.
Bên cạnh đó, một số TÐ, TCT chưa thực sự quan tâm, tích cực triển khai lộ trình thoái vốn theo phương án đã được duyệt; chưa coi việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính là một trong những giải pháp quan trọng để tái cơ cấu DN.
Ngoài ra, một số TÐ, TCT đã có cam kết với các công ty góp vốn hoặc là cổ đông sáng lập, nên bị hạn chế về thời gian và đối tượng chuyển nhượng. Việc thực hiện thoái vốn tại các TÐ, TCT hiện nay còn bị ràng buộc bởi Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn.
Nghị định số 58/2012/NÐ-CP (ngày 20/7/2012) quy định điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông lớn trong công ty đại chúng phải là cổ phiếu của DN có mức vốn điều lệ đã góp, tại thời điểm đăng ký chào bán, từ 10 tỷ đồng trở lên, tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi; đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán. Với quy định này, vốn đầu tư của TÐ, TCT tại các DN đang thua lỗ sẽ không thực hiện chào bán công khai ra công chúng được.
* Để thúc đẩy việc thoái vốn của các TÐ, TCT và DNNN độc lập, thời gian tới, Bộ Tài chính có những giải pháp gì?
- Hiện tại, Bộ Tài chính đang đề nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết về một số giải pháp đặc biệt để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh công tác cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính của các TÐ, TCT nhà nước. Trong đó, đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy việc thoái vốn như sau:
Căn cứ phương án sắp xếp, cổ phần hóa và đề án tái cơ cấu giai đoạn 2011 - 2015 đã được phê duyệt, Chính phủ chỉ đạo các DN thuộc phạm vi quản lý xây dựng kế hoạch tiến độ thoái vốn, trình cơ quan chủ sở hữu trực tiếp phê duyệt.
Trường hợp không thực hiện được tiến độ thoái vốn theo kế hoạch đã được chủ sở hữu phê duyệt thì hội đồng thành viên các TÐ, TCT, hội đồng thành viên/chủ tịch hội đồng quản trị các DNNN và ban lãnh đạo DN được xác định là không hoàn thành nhiệm vụ và chủ sở hữu sẽ xem xét, xử lý theo quy định.
*Về các giải pháp tài chính hỗ trợ thúc đẩy quá trình thoái vốn, sẽ có những đổi mới, khắc phục những vướng mắc trên, tạo điều kiện thuận lợi hơn, giảm phần nào “gánh nặng” trách nhiệm cho người “đứng mũi chịu sào” của các DN này, thưa ông?
- Ngoài các giải pháp chuyển nhượng vốn đầu tư đã được nêu tại Nghị định số 71/2013/NÐ-CP ngày 11/7/2013, các TÐ, TCT, DNNN độc lập còn được thực hiện các giải pháp như:
Thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính dưới mệnh giá, sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất khoản đầu tư tài chính theo quy định trên cơ sở phương án thoái vốn đã được chủ sở hữu xem xét, chấp thuận.Ðồng thời, việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tại các công ty cổ phần chưa niêm yếu có giá trị (tính theo mệnh giá) từ 10 tỷ đồng trở lên, không nhất thiết phải thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán. DN được phép lựa chọn thuê tổ chức tài chính trung gian (các công ty chứng khoán) bán đấu giá, hoặc tự tổ chức đấu giá tại DN.
Được phép chào bán ra công chúng cổ phần mà DNNN đã đầu tư tại các công ty đại chúng có hoạt động sản xuất kinh doanh năm liền kề thua lỗ và/hoặc có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán chứng khoán.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được giao: Xem xét, mua lại các khoản đầu tư vào các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư của các TÐ, TCT, công ty 100% vốn nhà nước, sau khi các đơn vị này đã thực hiện các biện pháp nêu trên mà thoái vốn không thành công.
* Xin cảm ơn ông!
Hồng Sâm
(责任编辑:La liga)
- ·Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- ·Vỡ mộng vì tin lời ‘cò’ đất
- ·OPEC vượt “bão” giá dầu như thế nào?
- ·Kinh tế xanh
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Bí quyết phong thủy giúp ngôi nhà vượng khí vào mùa đông
- ·Hà Nội duyệt quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường 70
- ·Lát đá hoa đã trở nên lỗi thời, đây mới là xu hướng của sàn nhà trong tương lai
- ·Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- ·Siêu dự án hứa hẹn ‘đánh thức’ BĐS du lịch Phan Thiết
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·Dân Sài Gòn đổ xô săn đất vùng ven chờ sốt
- ·Bí kíp mặc cả để chủ nhà sẵn sàng tính giảm giá nhà cho bạn vài giá
- ·Phản ứng của các nhà lãnh đạo Nhật Bản về việc ông Abe từ nhiệm
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Xem xét đầu tư gần 10.000 tỷ đồng mở rộng đường từ TP.HCM đi cửa khẩu Mộc Bài
- ·6 lỗi phong thủy “hung” cần khắc phục ngay lập tức
- ·Siêu dự án hứa hẹn ‘đánh thức’ BĐS du lịch Phan Thiết
- ·Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- ·Liên hợp quốc cảnh báo hậu quả của Covid