【kq hạng 2 anh】Vì sao hơn 100 tỷ đồng tiền bán "hơi thở của rừng" khó giải ngân?
Vì sao hơn 100 tỷ đồng tiền bán "hơi thở của rừng" khó giải ngân?ìsaohơntỷđồngtiềnbánquothơithởcủarừngquotkhógiảingâkq hạng 2 anh
Hạnh Linh(Dân trí) - Dù nhận được tiền tỷ trong việc chuyển nhượng kết quả bán tín chỉ carbon nhưng các chủ rừng nhà nước ở Thanh Hóa vẫn loay hoay trong việc giải ngân.
Hơn nửa năm bàn cách giải ngân tiền
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh (Thanh Hóa), cho biết, năm 2023, đơn vị quản lý gần 5.700ha rừng tự nhiên, được chi trả hơn 741 triệu đồng tiền bán tín chỉ carbon.
"Đơn vị đã nhận được số tiền trên từ Quỹ bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai từ đầu năm 2024. Hơn nửa năm qua, chúng tôi đã họp nhiều lần với các ban, ngành có liên quan để bàn cách giải ngân hợp lý tiền bán tín chỉ, nhưng đến thời điểm này vẫn đang mắc kẹt", ông Dũng nói.
Ông Dũng cho biết, theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ (NĐ107), số tiền bán tín chỉ carbon phải được chi ở các mục như: hỗ trợ sinh kế cho các cộng đồng sống gần rừng, tham gia bảo vệ rừng; chi cho hoạt động các biện pháp lâm sinh, làm giàu rừng, khoanh nuôi, trồng rừng bổ sung.
"Hiện đơn vị đã lập kế hoạch tài chính, đồng thời quyết toán nguồn kinh phí năm 2023 là 0 đồng. Chúng tôi đang xin các cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển nguồn từ năm 2023 sang 2024 nên số tiền bán tín chỉ carbon vẫn chưa thể sử dụng", ông Dũng thông tin.
Ông Lại Thế Chiến, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Như Thanh, cho biết năm 2023, huyện này có gần 11.000ha rừng tự nhiên đủ tiêu chuẩn bán tín chỉ carbon.
Trong đó, số diện tích rừng thuộc các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý khoảng 690ha, thu được hơn 90 triệu đồng và đã được chi trả.
Số diện tích lớn còn lại thuộc quản lý của các chủ rừng nhà nước, các tổ chức rừng như: Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh là hơn 5.100ha, Vườn Quốc gia Bến En là hơn 3.200ha, UBND các xã... Các chủ rừng, tổ chức rừng đều đã nhận được tiền chi trả tín chỉ carbon nhưng chưa thể giải ngân.
Tương tự, các chủ rừng nhà nước, tổ chức rừng, UBND các xã ở huyện Lang Chánh cũng đang gặp khó trong quá trình giải ngân tiền bán "hơi thở của rừng".
Ông Lê Xuân Điệp, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh, cho biết năm 2023, đơn vị nhận được hơn 1 tỷ đồng tiền bán tín chỉ carbon, tuy nhiên, đến thời điểm này, tiền vẫn để trong tài khoản, chưa thể giải ngân.
"Để giải ngân được tiền bán tín chỉ carbon, chúng tôi đang lập hồ sơ thực hiện các biện pháp lâm sinh. Tuy nhiên, Ban đang chờ hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền để lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt cho đơn vị tổ chức thực hiện", ông Điệp nói.
Hơn 100 tỷ đồng "đóng băng" trong ngân hàng
Thống kê của Quỹ bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa), cho thấy giai đoạn 2023-2025, Thanh Hóa có hơn 393.000ha rừng tự nhiên được chi trả giảm phát thải nhà kính vùng Bắc Trung Bộ, thu về hơn 162 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng phòng quản lý Quỹ bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai cho biết, năm 2023, địa phương này có gần 25.000 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân; 336 chủ rừng là cộng đồng; 39 chủ rừng là tổ chức; 61 chủ rừng là UBND cấp xã trong diện được chi trả tiền bán tín chỉ carbon.
Cuối năm 2023, Quỹ đã chuyển gần 49 tỷ đồng đến các đối tượng hưởng lợi từ bán tín chỉ carbon. Trong đó, hơn 4 tỷ đồng là kinh phí quản lý. Hơn 23 tỷ đồng chi trả cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, chủ rừng cộng đồng. Việc chi trả cho các hộ gia đình thuận lợi, tiền bán tín chỉ phát huy hiệu quả.
Hơn 22 tỷ đồng được Quỹ chuyển về tài khoản của các chủ rừng tổ chức, chủ rừng nhà nước, UBND các xã. Hiện số tiền này chưa thể giải ngân, thực hiện các hoạt động sinh kế, biện pháp lâm sinh.
Ông Tuấn thừa nhận, kế hoạch chi trả cho việc bán tín chỉ carbon là nội dung mới, trong quá trình triển khai phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.
Trong đó, tại điểm c khoản 2 điều 3 NĐ107, quy định nguyên tắc "chi không chồng chéo với các khoản chi khác của ngân sách nhà nước". Đây chính là "nút thắt" dẫn đến nhiều đơn vị nhận tiền chi trả tín chỉ carbon nhưng chưa thể giải ngân.
"Phần lớn diện tích rừng tự nhiên ở Thanh Hóa đang được bố trí kinh phí từ các chương trình, dự án thuộc ngân sách nhà nước để bảo vệ, khoán bảo vệ rừng. Nếu thực hiện theo nguyên tắc của NĐ107 là "chi chồng chéo với các khoản chi khác của ngân sách nhà nước", sẽ còn lại rất ít diện tích rừng thực hiện việc khoán, bảo vệ", ông Tuấn lý giải.
Theo ông Tuấn, một bất cập, gây lúng túng trong quá trình triển khai nữa là tại khoản 2 điều 5 NĐ107, quy định về đối tượng tham gia thỏa thuận quản lý rừng với chủ rừng tổ chức là cộng đồng dân cư.
Trong khi đó, thực tế tại Thanh Hóa diện tích rừng tự nhiên ở vùng sâu, vùng xa, dọc biên giới Việt - Lào là những nơi có rất ít hoặc không có cộng đồng dân cư sinh sống. Do vậy, chủ rừng là tổ chức không thể thực hiện khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư.
"Việc giải ngân tiền bán tín chỉ carbon năm 2023 chưa thực hiện xong. Năm 2024, kế hoạch tài chính chưa được phân bổ. Thực tế, trong 162 tỷ đồng Quỹ nhận từ Trung ương mới thì có 23 tỷ đồng tiền bán tín chỉ carbon được sử dụng có hiệu quả, hơn 100 tỷ đồng đang đóng băng ở ngân hàng", ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho biết, Quỹ bảo vệ, Phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai Thanh Hóa kiến nghị Quỹ Trung ương kéo dài thời gian thực hiện chi trả chi phí bán tín chỉ carbon đến năm 2027 và sớm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháo gỡ những vướng mắc trên.
-
Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk NôngBáo Mỹ đánh giá cao khả năng chiến đấu của “xe tăng bay” SuThúc đẩy phát triển hơn nữa quan hệ hai Đảng, hai nước ViệtQuảng Nam: Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo xanhTrường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?Tập đoàn Bamboo Capital 6 năm liên tiếp góp mặt trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt NamCon Bin Laden kêu gọi Al Qaeda và IS lập siêu tổ chức khủng bốLịch bóng đá ngày 13/12/2024Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tưĐồng hành cùng doanh nghiệp FDI chăm lo an sinh cho người lao động
下一篇:Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Tìm kiếm giải pháp chấp nhận được ở biển Đông
- ·'Đột kích' vũ trường New MDM ở Hải Phòng, phát hiện 26 người dương tính ma túy
- ·Chỉ 5 người kê khai tài sản không trung thực(!?)
- ·HLV Kim Sang
- ·Hàng chục nghìn tàu cá Trung Quốc chuẩn bị đổ ra Biển Đông
- ·Nhận diện cán bộ tham vọng quyền lực không phải dễ
- ·Ra mắt Trang tin điện tử Người làm nghề
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- ·Thủ tướng yêu cầu tiếp tục kiện toàn tổ chức công nghiệp quốc phòng
- ·Cần phải đoàn kết và đặc biệt hỗ trợ tài chính để vượt qua đại dịch Covid
- ·Mâu thuẫn với chồng, vợ đem con 3 tháng tuổi ném xuống mương nước
- ·Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- ·Lễ đón chính thức Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước Singapore
- ·Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gặp người đồng cấp 3 nước
- ·Quản lý thị trường hướng dẫn nhận diện sách, đồ dùng học tập thật và giả
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·TPHCM: Gần 133.000 học sinh được thụ hưởng sữa học đường
- ·Thủ tướng phê chuẩn chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên và Hậu Giang
- ·Phấn đấu tỉnh nào cũng phải có huyện đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- ·Quảng Nam: Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo xanh
- ·Hà Nội: Không để mất điện quá 2 giờ trong những ngày nắng nóng
- ·Dự toán chi đầu tư phát triển năm 2016 là 255.750 tỷ đồng
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Mỹ sẽ hối thúc Philippines đàm phán với Trung Quốc về Biển Đông
- ·Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- ·Kinh tế tăng trưởng, nhưng ‘đang đứng kiễng chân’
- ·Gần 720 triệu đồng bồi thường cho 3 người bị oan sai ở Cà Mau
- ·Bắt giam nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán, Đại học Đông Đô
- ·Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- ·Tân Thủ tướng Anh Theresa May tuyên thệ nhậm chức
- ·Thủ tướng chỉ thị bình ổn thị trường, giá cả Tết Bính Thân 2016
- ·Tướng Lê Văn Cương: ASEAN cần tận dụng sức mạnh từ phán quyết PCA
- ·Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- ·EU có nhiều dự án muốn hợp tác với Việt Nam thời gian tới